D/O trong xuất nhập khẩu là gì? Phân loại phí D/O và quy trình lấy lệnh D/O

D/O trong xuất nhập khẩu là gì? Phân loại phí D/O và quy trình lấy lệnh D/O

23/11/2021 Lượt xem 96

Với những người đang học và làm trong ngành xuất nhập khẩu, D/O là thuật ngữ quen thuộc và thường gặp nhất. Khi các lô hàng được nhập về Việt Nam, hãng tàu hoặc công ty forwarder sẽ thông báo rằng hàng đã đến và phát hành D/O - lệnh giao hàng. Cụ thể D/O trong xuất nhập khẩu là gì? Cùng Golden Careers tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

1. D/O trong xuất nhập khẩu là gì?

D/O trong xuất nhập khẩu là gì

Khái niệm D/O trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, D/O là từ viết tắt của Delivery Order, có nghĩa là lệnh giao hàng. Khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, hãng tàu hoặc công ty forwarder sẽ thông báo cho người nhận hàng rằng hàng đã đến, đồng thời phát hành D/O. Người nhận hàng có trách nhiệm thanh toán phí D/O và lấy lệnh giao hàng trình cho hải quan để hoàn tất thủ tục nhận hàng.

Tóm lại, lệnh giao hàng D/O là chỉ thị của người giữ hàng dành cho người nhận hàng, với mục đích bàn giao lại hàng hóa. Và muốn được nhận lệnh giao hàng, người nhận phải trả một khoản phí cho hãng tàu hoặc công ty forwarder, gọi là phí D/O.

2. Phân loại phí D/O

Tùy thuộc vào đối tượng phát hành, lệnh giao hàng D/O được chia làm 2 nhóm chính là: D/O của hãng tàu và D/O của công ty forwarder.

>> Xem thêm: Sales Xuất Nhập Khẩu là làm gì? Khác gì Sales Logistics và Forwarder?

D/O trong xuất nhập khẩu là gì

Phí D/O cần được thanh toán một lần duy nhất cho đơn vị phát hành

2.1. Đối với lệnh giao hàng do công ty forwarder phát hành

Lệnh giao hàng D/O được bên đại lý vận chuyển cấp cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng ngay cho người nhận. Nếu forwarder cấp lệnh giao hàng nhưng không phát hành bill thì người nhận hàng không được lấy hàng. Muốn lấy được hàng, ngoài đóng phí D/O, người nhận còn phải xuất trình nhiều chứng từ kèm theo.

2.2. Đối với lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành

Hãng tàu cấp lệnh giao hàng, yêu cầu forwarder giao hàng cho người nhận, với điều kiện forwarder đã có D/O của hãng tàu và đã giao D.O cho người nhận hàng kèm bill gốc của hãng tàu.

Như vậy, tùy thuộc vào việc người mua làm việc với forwarder hay hãng tàu mà sẽ được cấp các D/O tương ứng. Phí D/O cần được thanh toán 1 lần duy nhất và thanh toán trực tiếp cho đơn vị phát hành lệnh giao hàng.

3. Quy trình lấy lệnh D/O trong xuất nhập khẩu

Lệnh giao hàng D/O thông thường có 3 bản, người nhận hàng phải có được loại chứng từ này, cùng với đầy đủ các chứng từ khác như:

  • Thẻ căn cước hoặc chứng minh thư nhân dân của người nhận hàng.
  • Giấy giới thiệu.
  • Thông báo lô hàng cập cảng.
  • Vận đơn bản sao hoặc vận đơn gốc có ký hậu, có đóng dấu của ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C.

Việc lấy lệnh giao hàng và thủ tục hải quan không liên quan gì đến nhau. Vì thế, người nhận hàng có thể làm thủ tục hải quan trước hay lấy lệnh D/O trước đều được.

4. Các chi phí kèm theo

D/O trong xuất nhập khẩu là gì

Nhiều loại phí bổ sung cần phải thanh toán bên cạnh phí D/O

Không chỉ phải nộp phí D/O, người nhận hàng còn phải thanh toán các loại phí liên quan như:

  • Phí THC: Phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động tại cảng như phí xếp dỡ, phí vận chuyển cont, phí nâng xếp, phí bến bãi,...
  • Phí vệ sinh container: Phí trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập hàng lấy container về kho và trả container rỗng tại các depot.
  • Phí CFS hàng lẻ: Khi có hàng lẻ xuất nhập khẩu thì forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho nên họ sẽ thu phí CFS để bù đắp phí giữ hàng, phí kho bãi.
  • Phí cước container: Phí này quy định bởi hãng tàu.

5. Một số lưu ý về D/O

Ngoài các kiến thức cơ bản trên, người nhận hàng cũng cần lưu ý thêm hai điều sau:

  • Nếu công ty forwarder ký tên trên D/O dưới pháp nhân là đại lý của hãng tàu thì lệnh giao hàng đó có hiệu lực y như lệnh giao hàng cấp bởi hãng tàu.
  • Nếu sử dụng tàu phụ để vận chuyển hàng hóa, người nhận cần có thêm lệnh nối của tàu con Feeder thì mới nhận được hàng. Lệnh nối này chỉ cần là bản sao chứ không cần bản gốc.

Người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và forwarder sẽ thường xuyên tiếp xúc với thuật ngữ D/O. Bài viết trên đây đã giúp bạn giải nghĩa D/O trong xuất nhập khẩu là gì. Nếu bạn đang có kế hoạch phát triển sự nghiệp lâu dài với ngành nghề này, hãy theo dõi các tin tuyển dụng xuất nhập khẩu mới nhất được cập nhật mỗi ngày tại website việc làm Golden Careers nhé!