5 hình thức nhập khẩu mới nhất đúng quy định pháp luật

5 hình thức nhập khẩu mới nhất đúng quy định pháp luật

13/04/2022 Lượt xem 219

Nhập khẩu là hoạt động thương mại thực hiện các giao dịch như nhập hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau nhằm trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu thụ. Có những hình thức nhập khẩu nào hiện nay?

nhập khẩu

1. Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức đơn giản, nhanh chóng nhất bởi người mua và người bán sẽ trực tiếp giao dịch với nhau mà không bị ràng buộc. Hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng khi bên nhập khẩu đã nghiên cứu kỹ sản phẩm, thị trường để không phải chịu rủi ro và chi phí trong giao dịch.

2. Nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác là hình thức thuê một đơn vị kinh doanh bên ngoài để thực hiện các giao dịch nhập khẩu hàng hóa cho bên ủy thác là bên A. Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa nhưng không tự ký hợp đồng ngoại thương và làm các thủ tục nhập khẩu trực tiếp sẽ thuê các bên doanh nghiệp, công ty có chức năng thương mại quốc tế để tiến hành các thủ tục nhập khẩu liên quan. Với hình thức nhập khẩu này bên ủy thác không phải bỏ tiền vốn, không làm thủ tục hay xin hạn ngạch và không phải tìm kiếm đối tác, giá cả. Bên ủy thác chỉ cần trả phí dịch vụ cho bên thứ 3 để nhập khẩu hàng hóa mình cần.  

3. Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, hình thức giao dịch này được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu. Buôn bán đối lưu dùng hàng hóa để trao đổi mà không phải dùng tiền tệ. Nguồn hàng nhập khẩu – xuất khẩu tương đương giá trị với nhau. 

xuất nhập khẩu

4. Tạm nhập tái xuất

Hình thức thứ tư là Tạm nhập tái xuất có nghĩa là hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam nhưng không được bán và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mà xuất sang nước thứ 3 để thu lợi nhuận. Tạm nhập tái xuất là hoạt động giao dịch bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ.
Khi doanh nghiệp hay cá nhân muốn nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất cần phải ký hai hợp đồng: Một là hợp đồng mua hàng hóa ký với thương nhân nước xuất khẩu, hai là hợp đồng với nước nhập khẩu.

Ngoài ra, khi sử dụng hình thức tạm nhập tái xuất bạn cần chú ý là có một số trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán qua nước mua mà không cần nhập qua Việt Nam. Đây chính là hình thức chuyển khẩu.

5. Nhập khẩu gia công

Hình thức nhập khẩu cuối cùng là nhập khẩu gia công, bên được nhận gia công sẽ nhập nguyên vật liệu từ bên xuất khẩu về để tiến hành sản xuất theo như hợp đồng hai bên đã thỏa thuận và ký kết. 

Lưu ý: Hình thức nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công gần như tương tự nhau với mục đích đều là gia công theo yêu cầu của đối tác. 

Một số lời khuyên dành cho cá nhân hoặc các doanh nghiệp ở Việt Nam là nhập khẩu hàng hóa cần phải nghiên cứu thật kỹ thị trường để lựa chọn hình thức nhập khẩu phù hợp để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất.

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp 5 hình thức nhập khẩu mới nhất theo đúng quy định của Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức nhập khẩu phù hợp nhất tránh những điều rủi ro không may và thúc đẩy phát triển quan hệ buôn bản, trao đổi giữa các nước.