C/A trong xuất nhập khẩu là gì? Chức năng của C/A và địa chỉ cấp chứng nhận C/A

C/A trong xuất nhập khẩu là gì? Chức năng của C/A và địa chỉ cấp chứng nhận C/A

19/11/2021 Lượt xem 76

C/A là tên gọi hiếm của COA, một thuật ngữ có trong ngành xuất nhập khẩu thường gặp. Để giúp các bạn đang học và làm trong lĩnh vực XNK hiểu rõ khái niệm C/A trong xuất nhập khẩu là gì cùng những chức năng, điều kiện của C/A, Golden Careers sẽ trình bày chi tiết trong bài viết sau đây!

1. C/A trong xuất nhập khẩu là gì?

C/A trong xuất nhập khẩu

Khái niệm của giấy chứng nhận C/A trong xuất nhập khẩu

C/A hay COA là từ viết tắt của Certificate of Analysis, có tên tiếng Việt là Giấy chứng nhận phân tích. Đây là một bảng phân tích các thành phần có trong sản phẩm xuất khẩu để xác nhận xem chúng có an toàn và đáp ứng đúng các thông số kỹ thuật đặt ra hay không.

Các chỉ số có trong Giấy chứng nhận phân tích thường thể hiện tính chất hóa lý, ví dụ như độ chua, độ ẩm, thành phần hóa học và vật lý có trong sản phẩm. Như vậy, Giấy chứng nhận phân tích vừa có chức năng phân tích sản phẩm, vừa có chức năng xác định sản phẩm đó. Mà trong xuất nhập khẩu, C/A phải do người bán/người sản xuất/người xuất khẩu cung cấp.

2. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận C/A

Là một loại giấy chứng nhận trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, toàn bộ thông tin trên Giấy chứng nhận C/A phải chính xác 100%. C/A bắt buộc phải tuân thủ đúng các điều kiện theo tiêu chuẩn quy định sẵn có cho mỗi hàng hóa. C/A bắt buộc phải do trung tâm kiểm nghiệm cung cấp chứng nhận ISO 17025. Tất cả các sản phẩm xuất khẩu cần được kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm theo đúng quy định của nhà nước và pháp luật.

>> Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì? Các văn bản cần có trong chứng từ XNK

3. Đơn vị cấp giấy chứng nhận C/A

C/A trong xuất nhập khẩu

Có thể xin cấp giấy chứng nhận C/A tại các trung tâm kiểm nghiệm uy tín

Muốn được cấp giấy chứng nhận C/A, doanh nghiệp có thể đem mẫu sản phẩm đến các cơ quan có thẩm quyền là các trung tâm kiểm nghiệm như:

  • Viện Y Tế Cộng Đồng
  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Sản vùng 4
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 1 Vinacontrol - Gia Lâm, Hà Nội
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol - Quận 7, Tp.HCM

Doanh nghiệp cũng có thể được cấp giấy C/A tại các địa chỉ uy tín khác, miễn là được nhà nước quy trách nhiệm cho và phải là những phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.

4. Danh sách các sản phẩm cần có giấy chứng nhận C/A

Như đã nhắc ở trên, giấy chứng nhận C/A trong xuất nhập khẩu là một bảng chứng nhận thành phần hóa lý của sản phẩm. Bởi vậy, các sản phẩm cần được cấp giấy chứng nhận C/A chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm, hóa chất  hay dược mỹ phẩm. Dưới đây là một số loại hàng hóa cần thiết phải được cấp giấy chứng nhận C/A mà bạn nên lưu ý:

  • Tất cả các loại thực phẩm
  • Tất cả các loại rượu
  • Tất cả các loại hóa chất
  • Mỹ phẩm
  • Sản phẩm, chế phẩm từ động vật và thực phẩm
  • Thuốc, dược phẩm

Và còn rất nhiều mặt hàng đặc trưng khác cần phải được kiểm định trước khi xuất khẩu ra nước ngoài. Nói chung, xin cấp giấy chứng nhận C/A trong xuất nhập khẩu dường như là bước không thể nào thiếu.

5. Chức năng của C/A trong đời sống

C/A trong xuất nhập khẩu

C/A đem lại nhiều lợi ích cho người mua, người bán và cả người tiêu dùng

Không chỉ mang tính kiểm định cho sản phẩm mỗi khi được đưa qua cửa khẩu, xuất khẩu ra nước ngoài, C/A còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày. Về cơ bản, các loại hàng hóa cần được cấp giấy chứng nhận C/A đều có thành phần hóa lý nên có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Như vậy, khi có giấy chứng nhận C/A:

  • Người mua hàng sẽ xác định được rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần của sản phẩm, biết được sản phẩm có an toàn với sức khỏe của mọi người hay không.
  • Người tiêu dùng sẽ biết sản phẩm mình dùng có gì, từ đó có sự tin tưởng vào sản phẩm và thương hiệu cung cấp sản phẩm đó.

Đối với các chủ thể kinh doanh tham gia mua và bán các sản phẩm đó, C/A cũng mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực:

  • C/A giúp cho cuộc trao đổi, thỏa thuận giữa người mua và người bán được minh bạch, an toàn, đáng tin cậy hơn.
  • C/A giúp cho sản phẩm được phép lưu hành trong quốc gia nhập khẩu.
  • C/A góp phần quyết định mức độ tiêu thụ sản phẩm ở quốc gia nhập khẩu. 
  • C/A giúp người bán có thể quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra của mình tốt hơn.

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm C/A trong xuất nhập khẩu là gì, những chức năng và điều kiện để được cấp giấy chứng nhận C/A. Hy vọng rằng những kiến thức này hữu ích cho việc học và làm của bạn. Và để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác trong ngành xuất nhập khẩu, bạn đừng quên truy cập và tham khảo các bài viết tại chuyên mục Cẩm nang nghề nghiệp của Golden Careers mỗi ngày nhé!