LOGISTICS| HỌC GÌ? LÀM GÌ?

LOGISTICS| HỌC GÌ? LÀM GÌ?

24/03/2021 Lượt xem 64

Khi mà thời đại công nghệ thông tin, giao thương hàng hóa, thương mại điện tử phát triển ngày một nhanh và mạnh như hiện nay, thì các dịch vụ giao nhận/vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Mà nhắc đến vận chuyển hàng hóa, nhắc đến giao nhận là nhắc đến dịch vụ logistics.

Hiện nay, Logistics đã không còn là cụm từ xa lạ với nhiều người nữa, bởi độ quan trọng cũng như chính độ hot của ngành nghề này. Nhưng chắc hẳn là còn nhiều người vẫn đang loay hoay thắc mắc chưa hiểu rốt cuộc Logistics là gì? và học những ngành nào để làm logistics?
Cùng Golden Careers đi tìm câu trả lời cho thắc mắc của mọi người nhé.

 

Logistics là gì?                                                                                                                  Logistics là gì?

 

Logistics là gì?

 

Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, có thể hiểu đơn giản dịch vụ logsitics là một chuỗi hoạt động gồm nhiều khâu nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất (người bán) đến nơi nhận theo quy định (người nhận) bằng cách an toàn và tối ưu nhất. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động như: đóng gói bao bì hàng hóa, nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa, giao hàng, …

Tại Việt Nam, hiện đang có rất nhiều công ty logsitics như: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, Vinalink Logistics, Vietnam Post, Tập đoàn Deutsche Post DHL Group, Tập đoàn A.P.Moller.Maersk, Nhất Tín Logistics, …

 

Học gì để làm logistics?

 

Rất rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ thường không biết học gì để làm ngành logistics, cũng như không biết phải bắt đầu từ đâu?

Những ngành học để có thể làm việc trong lĩnh vực logistics bao gồm: Quản trị chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Vận tải đa phương thức, Kinh tế vận tải biển, Thuế xuất nhập khẩu, Hải quan, Kinh tế quốc tế, …

Các trường đại học như: Đại học Ngoại Thương, đại học Kinh tế TP.HCM, đại học Tài chính – Marketing, đại học Giao thông Vận tải, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, đại học Ngân hàng, … là những trường có giảng dạy nhiều ngành học liên quan và chuyên sâu về logistics.

 

Về chuyên ngành

 

Xét về chuyên ngành, các bạn sinh viên sẽ được tìm hiểu và học về quản trị logistics, chuỗi cung ứng, giao nhận vận tải, vận chuyển đa phương thức, các kênh phân phối, các loại phương tiện vận tải, các bến cảng, sân bay, hãng tàu, hãng hàng không trong nước và quốc tế, …

Bên cạnh đó, còn được học về luật thương mại quốc tế, các quy tắc mua bán hàng hóa quốc tế, thuế xuất nhập khẩu, hải quan, … và rất nhiều những kiến thức khác liên quan đến ngành. Cụ thể, các bạn sẽ được học một số môn như:

Giao dịch thương mại quốc tế: Các bạn sẽ được học về hợp đồng thương mại quốc tế, quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng, các điều khoản Incoterm, những quy định trong hợp đồng ngoại thương, cách khai báo hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, …

Luật thương mại quốc tế: tổng hợp các quy tắc thương mại quốc tế, các quy định, điều lệ, Công ước viên 1980, các nguyên tắc đối xử quốc gia, Hiệp định về chống bán phá gia, Hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng, …

Vận tải quốc tế: những kiến thức về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, kho bãi, quá trình đóng gói, chuyên chở, các loại tàu, máy bay, các loại vận đơn dùng trong vận tải biển, vận trai hàng không, …

Thanh toán quốc tế: là bước quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa. Với môn học này, các bạn sẽ được học về quy trình thanh toán, những phương thức thanh toán như: chuyển tiền bằng điện (TT), tín dụng thư (LC), Hối phiếu, Kì phiếu, Séc, học về tỷ giá, cách tính tỷ giá, …

Bên cạnh những môn học chuyên ngành chính, các bạn sẽ được học nhiều môn học bổ trợ khác như: Đàm phán trong thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Kinh doanh quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, …

 

Về kĩ năng

 

Kinh tế là một ngành năng động, hội nhập, với nhiều những biến động hằng ngày, hằng giờ. Do đó, những người làm về kinh tế đòi hỏi cần có một sự nhạy bén, linh hoạt với nhiều kĩ năng.

Một số những kĩ năng như: kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, kĩ năng làm việc nhóm hay khả năng thích nghi, chịu đựng áp lực, linh hoạt, năng động, … là những kĩ năng quan trọng và cần thiết mà các bạn sinh viên được trau dồi, rèn luyện trong suốt quá trình học tập của mình.

 

Vậy học logistics ra thì làm gì?

 

Học Gì Để Làm Logistics                                                                                                          Học Gì Để Làm Logistics

 

Đây là câu hỏi mà không ít người còn mông lung về câu trả lời, thậm chí là những bạn sinh viên đang theo học ngành này tại các trường đại học. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành logistics có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau như:

Nhân viên kinh doanh (sales):

Tìm kiếm khách hàng mới để sales cước tàu (cước vận chuyển), …; chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. Triển khai đơn hàng, theo dõi quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa. Kiểm tra chứng từ cùng các bộ phận CUS, DOCS.  Phối hợp với OPS xử lý đơn hàng và thông báo tình trạng hàng hóa cho khách hàng, …

Nhân viên chứng từ (documents staff):

Lấy booking hàng xuất, làm bill, taker care lô hàng, nhập dữ liệu, khai MNF, gửi AN, …
Soạn thảo, xử lý, kiểm tra các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng ngoại thương (International Trade Contracts), vận đơn (Bill), giấy báo hàng đến (Arrival Notice), lệnh giao hàng (Delivery Order), …
Xin các giấy phép: giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality), giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), chuẩn bị các chứng từ cần thiết để khai báo hải quan.
Phối hợp với bộ phận hiện trường (Operations) để làm các thủ tục thông quan xuất/nhập khẩu cho hàng hóa. Lưu trữ chứng từ, các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến lô hàng.

Nhân viên hiện trường (operations staff):

Phối hợp với bộ phận chứng từ kiểm tra chứng từ, truyền tờ khai hải quan
Giao nhận các loại chứng từ hàng hóa
Thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp  tại cảng, sân bay, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm dịch, hun trùng, phòng quản lý xuất nhập khẩu, …

Nhân viên làm giá (Pricing):

Liên hệ và check giá với hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe, đại lý, … để lên bảng giá, báo giá cho sales chính xác, nhanh chóng, giá cả cạnh tranh.
Nhận Inquiries từ Sales để kiểm tra thông tin, deal giá, báo gia hỗ trợ bộ phận sales
Tạo mối quan hệ và duy trì mối quan hệ tốt với hãng tàu, hãng hàng không, nhà cung cấp, …

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí khác như: nhân viên kho vận, nhân viên thu mua, nhân viên khai báo hải quan, … tại các công ty logistics, công ty giao nhận vận tải, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các hãng tàu, …

Rất nhiều vị trí công việc khác nhau, với những kiến thức, kĩ năng cũng như những yêu cầu không giống nhau. Tùy thuộc vào sự am hiểu, những kĩ năng, kinh nghiệm mà các bạn có cũng như những mong muốn về nghề nghiệp, các bạn có thể chọn cho mình một vị trí việc làm phù hợp nhất.

 

>>Xem thêm: Việc làm Xuất Nhập Khẩu/Logistics 

 

Tìm việc làm Logistics ở đâu?

 

Hiểu được những băn khoăn của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ, những bạn sinh viên, cử nhân mới tốt nghiệp trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với những định hướng của bản thân, Golden Careers với nhiều sự lựa chọn, tự tin giúp bạn tìm kiếm việc làm trong ngành logistics dễ dàng và nhanh chóng.

Golden Careers với nhiều năm kinh nghiệm kết nối các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng với các ứng viên. Là đối tác của nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, các ứng viên có đa dạng sự chọn cho mình, các nhà tuyển dụng cũng có nhiều ứng viên tiềm năng hơn.

Đặc biệt, với việc là đối tác của nhiều công ty logistics, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Golden Careers đem đến cho ứng viên nhiều vị trí việc làm đầy triển vọng. Bạn sẽ được hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm.

Chưa bao giờ tìm kiếm công việc lại dễ dàng và hiệu quả như ở Golden Careers.