Inbound Logistics là gì? Cơ hội việc làm hiện nay

Inbound Logistics là gì? Cơ hội việc làm hiện nay

29/09/2021 Lượt xem 599

Thuật ngữ Inbound Logistics là gì? Chắc hẳn nhiều bạn, chưa hiểu rõ về vấn đề này trong ngành logistics. Và việc làm ngành này sao. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ về thông tin này nhé qua bài viết dưới đây.

 

Inbound Logistics là gì?

 

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, chắc chắn hoạt động sản xuất hàng hóa cần được tối ưu. Để tránh lãng phí, sai sót và đảm bảo nhân công lao động, không có hàng tồn kho. Hiểu rõ được điều này, nguồn nguyên liệu sẽ được kiểm soát cũng như tối ưu các khâu. Chính vì vậy, cần phải nắm bắt sâu về hoạt động hậu cần và logistics.

Thuật ngữ Inbound Logistics, dùng để chỉ các hoạt động tiếp nhận nguồn cung ứng nguyên liệu. Từ nhà cung cấp sản xuất đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ và giám sát hàng hóa, giúp sản xuất hàng hóa diễn ra thuận lợi với chi phí thấp nhất. Đây chính là hoạt động khởi đầu trong hệ thống logistics.

Inbound LogisticsInbound Logistics là gì

Vai trò quan trọng của Inbound Logistics

 

Inbound Logistics không những đem đến hiệu quả chất lượng cao mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng giá trị lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, sẽ cải thiện sự hài lòng của khách hàng, đồng thời giảm được tổng chi phí và nguyên vật liệu bị lãng phí. Ví dụ: bạn đang kiểm soát soát quy trình gửi thì bạn đảm bảo được cước phí vận chuyển. Từ đó, quản lý hàng tồn kho chính xác.

 

Hoạt động Inbound Logistics diễn ra như thế nào?

 

Inbound Logistics diễn ra bao gồm các hoạt động cơ bản, tập trung vào việc mua và lập kế hoạch cho nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Từ nhà cung cấp cho đến đơn vị sản xuất, khó hay đại lý bán lẻ. Bên cạnh đó, chứa cả việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, kiểm soát hàng tồn kho.

Và tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng từ điểm xuất phát đến nhà máy hay cơ sở sản xuất, cửa hàng. Chẳng hạn như: nếu có đơn đặt hàng. Thì nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho sẽ được chuyển đến nhà máy, cơ sở sản xuất. Sau đó lên kế hoạch sản xuất dựa theo khối lượng hàng hóa hoặc mức độ cần thiết theo yêu cầu.

Đa phần, Inbound logistics đi theo chiều hướng đúng số lượng, chất lượng và thời điểm chính xác để sản xuất. Nếu các tiêu chí kia không đạt thì sẽ tạm dừng sản xuất, sẽ gây ra các phát sinh chi phí khác. Vậy nên, để quá trình diễn ra một cách suôn sẻ thì cần đủ nguyên vật liệu, để nguồn nhân lực hoạt động. Từ đó, mới đem lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

Sự khác nhau giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics

 

Trong hoạt động Logistics được chia ra thành hai hoạt động. Đó là hậu cần trong (Inbound Logistics) và hậu cần ngoài (Outbound Logistics). Vậy hai hoạt động này có những điểm khác biệt sau đây.

Về định nghĩa

Inbound Logistics: là kiểm soát dòng nguyên liệu thô từ nhà cung cấp đến đơn vị sản xuất. Và cũng là quá trình vận chuyển, lưu trữ và điều phối hàng hóa đến cửa hàng, cuối cùng là người tiêu dùng. Hơn nữa, tiêu chí của Inbound là tối ưu hóa trong giai đoạn đầu từ địa điểm, thời gian, doanh thu và chi phí logistics.

Outbound Logistics: là vận chuyển sản phẩm cuối cùng từ công ty đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó chỉ tập trung vào sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Hay tập trung chủ yếu vào hoạt tiêu thụ sản phẩm  như bán hàng, marketing.

Hoạt động Inbound logistics

Hoạt động inbound logistics

Hoạt động ngoại thương: Inbound logistics tập trung vào hoạt động nhập khẩu. Còn Outbound thì ngược lại.

Hoạt động sản xuất: Inbound chủ yếu thu mua và lưu trữ, phân tán. Đối với Outbound hoàn tất chu trình đóng gói và phân sản phẩm.

Mối quan hệ giữa inbound là doanh nghiệp và nhà cung cấp. Outbound là doanh nghiệp và khách hàng.

Qua đó, chúng ta nhận ra rằng logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuỗi cung ứng. Đảm bảo việc giao hàng hóa nguyên liệu kịp thời tại thời điểm nhất định, với số lượng và giá cả phù hợp.

 

Cơ hội việc làm của Inbound Logistics

 

Với vị trí quan trọng của Inbound logistics tại các doanh nghiệp thì cần số lượng nguồn nhân sự rất lớn. để đáp ứng nhu cầu công việc cũng như đảm bảo chất lượng của khâu đầu tiên. Chính vì điều này đã mở rộng cơ hội cho ứng viên mong muốn theo ngành logistics.

Ngày nay, trên thị trường vận tải rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận chuyển giao nhận. Hơn hết, nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển, doanh nghiệp phát triển cũng đa dạng hơn. Đó cũng là cơ hội tốt của các bạn ứng viên có dự định làm trong bộ phận Inbound Logistics.

Bên cạnh là cơ hội, đây cũng là thách thức không nhỏ trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong công việc. Ngay cả khi, ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta phải phát triển để không bị tụt lùi. Xã hội hiện đại, nền công nghệ AI hỗ trợ nhân viên vận chuyển, quản lý kho bãi giảm bớt công sức. Nhược điểm cũng đi kèm mất đi cơ hội làm việc của nhân viên. Khi, robot thay thế cho con người.

 

Các vị trí việc làm trong Inbound Logistics

 

Ngày nay, việc làm trong chuỗi Inbound Logistics được tuyển dụng khá nhiều tại doanh nghiệp, ở những vị trí khác nhau. Các bạn có thể tham khảo vài công việc của Inbound logistics như sau:

·        Nhân viên vận chuyển kho bãi

·        Nhân viên quản lý kho bãi

·        Nhân viên vận chuyển giao nhận/nhân viên hiện trường (OPS)

·        Chuyên viên kiểm soát chất lượng

Các vị trí việc làm trong Inbound Logistics

 Nhân viên quản lý kho bãi

Để tìm được công việc có mức lương hấp dẫn, ở nhiều vị trí khác nhau. Các bạn truy cập tại Golden Careers – trang website tuyển dụng việc làm uy tín, chất lượng. Chuyên cung cấp gần 1000 việc làm ngành xuất nhập khẩu/logistics và các công việc khác.

Truy cập tại Golden Careers, các bạn dễ dàng tìm kiếm và cập nhật xu hướng tuyển dụng về Inbound logistics. Và yêu cầu công việc, thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp lớn, nhỏ.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ những thông tin thiết yếu về Inbound Logistics là gì. Và các công việc liên quan đến Inbound Logistics hiện nay. Hãy truy cập Golden Careers để biết thêm thông tin chi tiết về việc làm, và nhiều mẫu CV cho bạn lựa chọn thiết kế CV cho riêng mình. Cám ơn bạn đọc đã ghé trang.

Từ khóa: