Bộ hồ sơ chứng từ hải quan đối với hàng nhập khẩu. (Phần 1)

Bộ hồ sơ chứng từ hải quan đối với hàng nhập khẩu. (Phần 1)

21/06/2022 Lượt xem 4

Là một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, bạn phải thành thạo khi soạn thảo, chuẩn bị bộ chứng từ. Đối với các lô hàng nhập khẩu, các giấy tờ bắt buộc phải có để làm hồ sơ thông quan đã được quy định rõ. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. 

1. Tờ khai hải quan

Nhân viên chứng từ cần phải nộp 2 bản chính của tờ khai hải quan, được in theo mẫu HQ/2015/NK. Đây là chính sách áp dụng với trường hợp khai hải quan giấy, đã được quy định rõ tại Khoản 2 điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 thuộc Nghị định ô 59/2018/NĐ-CP.
Bạn cần theo sát form mẫu, điền thông tin đầy đủ các hạng mục và đảm bảo tính chính xác của thông tin cung cấp.

2. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Commercial Invoice (CI) là chứng từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trên hóa đơn thương mai này sẽ ghi rõ và đầy đủ nhất các thông tin sau: tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển...

Nhân viên chứng từ trình lên một bản chụp của hoá đơn thương mại hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương. 

Trong một số trường hợp nhất định, người khai hải quan không cần nộp giấy tờ này. Đó là:

- Lô hàng nhập khẩu nhằm mục đích thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài.

- Người mua không cần thanh toán cho người bán, lô hàng không có hoá đơn.

3. Vận đơn (Bill of Landing).

Trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt, đường biển hoặc đa phương thức thì vận đơn là chứng từ quan trọng mà người khai hải quan nhất định phải trình lên cơ quan hải quan. Nhân viên chứng từ cần trình lên 1 bản sao. 

Nếu như các lô hàng được nhập khẩu nhằm mục đích phục vụ cho việc thăm dò hay khai thác dầu khí, các tàu chịu trách nhiệm vận chuyển cần nộp bản khai hàng hoá. Giấy tờ này có giá trị tương đương với vận đơn. 

4. Giấy phép nhập khẩu

Chính sách hiện hành đã quy định rõ những mặt hàng có tên trong danh sách hạn chế nhập khẩu, hàng hoá cần xin giấy phép nhập khẩu. Nếu như doanh nghiệp tra cứu thấy lô hàng của mình thuộc danh sách bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu thì phải làm thủ tục để xin loại giấy tờ này. Nếu như doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần, cần trình lên một bản gốc. Nếu như doanh nghiệp nhập khẩu 2 lần trở lên thì chỉ cần trình lên bản chính trong lần đầu tiên.

5. Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.

Tuỳ vào từng chuyên ngành, từng loại hàng hoá cụ thể, nếu chính sách hiện hành nói rõ người khai hải quan phải nộp bản sao hoặc bản gốc. Nếu như doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần thì chỉ cần trình lên chi cục hải quan bản gốc ở lần đầu tiên.