Nhà tuyển dụng nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn với ứng viên?

Nhà tuyển dụng nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn với ứng viên?

23/07/2021 Lượt xem 191

Nhà tuyển dụng nên hỏi gì ? Ngoài những câu hỏi về cá nhân cơ bản, nhà tuyển dụng nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn với ứng viên? Duy trì và kết nối câu hỏi với ứng viên như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết này từ Golden Careers nhé.

 

Nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn
                                                            Nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn

 

I. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì và điều gì ảnh hưởng đến câu hỏi trong quá trình phỏng vấn?

 

1. Mục đích buổi phỏng vấn

 

Tất cả những buổi phỏng vấn đều có mục đích chung là “tìm được người phù hợp nhất” cho vị trí đang tuyển dụng . Tuy nhiên, không phải buổi phỏng vấn nào cũng kết thúc và chốt được ứng viên ngay. Có công ty phỏng vấn 1 vòng, có công ty lại phỏng vấn 2, 3 vòng mới đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên nào. Vì vậy, nhân sự cần xác định rõ mục đích buổi phỏng vấn hôm nay là để làm gì? Từ đó đưa ra những câu hỏi phù để đạt được kết quả tốt nhất.

  • Khai thác ứng viên và sẽ có vòng phỏng vấn chuyên môn tiếp theo:

Bạn cần khai thác những gì để quyết định mời ứng viên tham gia buổi phỏng vấn tiếp theo? Điều này quả thật không hề dễ, vì ngoài khai thác bạn sẽ cần cung cấp 1 lượng thông tin công việc vừa đủ để ứng viên biết, nhưng chưa quá rõ để họ có thể tham gia thêm 1 buổi phỏng vấn nữa.

 

  • Cần chốt ứng viên đi làm:

 

Nếu kết thúc buổi phỏng vấn cần chốt được ứng viên đi làm, thì tất cả những câu hỏi bạn đưa ra phải làm rõ được về: kinh nghiệm, mục tiêu công việc, tính cách, phẩm chất…để có thể đánh giá ngay sự phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng.

 

2. Yêu cầu đối với ứng viên của công ty (Theo chân dung ứng viên)

 

Hãy xây dựng chân dung ứng viên dựa vào những yêu cầu mà công ty đưa ra bao gồm: kinh nghiệm, tính cách, nhân phẩm….Nếu công ty cần: người tài giỏi; người chăm chỉ, chịu khó; cần ứng viên có tinh thần trực chiến tốt….thì những câu hỏi đặt vấn đề sẽ vô cùng thích hợp để ứng viên bộc lộ bản thân.

Ví dụ:

  • Bạn có sẵn sàng tăng ca nếu công việc trong ngày chưa hoàn thành chứ?
  • Công ty chuẩn bị tổ chức sự kiện và địa điểm tổ chức ngay gần nhà bạn, ngoài giờ làm việc trưởng bộ phận cần bạn thường xuyên đến địa điểm tổ chức để hoàn thành nốt thủ tục, bạn sẵn lòng chứ? ….

 

3. Kinh nghiệm làm việc của ứng viên

 

  • Ứng viên chưa có kinh nghiệm:

Với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, mục đích của câu hỏi phỏng vấn đưa ra cần hướng đến là gì? Thường thì với những ứng viên này, mong muốn của nhà tuyển dụng là xem xét mức độ phù hợp, mức độ gắn bó của ứng viên với công ty và công việc. Vì vậy, ngoài những câu hỏi thể hiện chuyên môn cơ bản, bạn có thể bắt đầu với các câu hỏi dạng định hướng công việc, mong muốn ….

 

  • Ứng viên đã có kinh nghiệm:

Đối với  ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn cần phải đưa ra câu hỏi để xác minh khả năng làm việc của anh ta là thật, và anh ta thật sự đã làm tốt như trong CV mô tả.  Câu hỏi đưa ra nên là các câu hỏi tình huống về công việc. Ví dụ:

Trong thời gian làm Sales tại công ty ABC , Bạn đã từng gặp phải trường hợp khó trong giải quyết vấn đề với khách hàng chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

 

II. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì trong quá trình phỏng vấn - Một số câu hỏi gợi ý cho nhà tuyển dụng.

 

Hỏi gì và hỏi như thế nào trong quá trình phỏng vấn sẽ chịu tác động của nhiều tiêu chí khác nhau. Việc của nhân sự chính là lựa chọn tiêu chí quan trọng nhất với công ty để đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp và đạt kết quả mong muốn. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau:

 

Câu Hỏi Phỏng Vấn
                                                                                                Câu Hỏi Phỏng Vấn

 

Câu hỏi phản ứng

 

  • Câu hỏi về thông tin cá nhân: giới thiệu bản thân, gia đình, kinh nghiệm….?
  • Cảm nhận đầu tiên của bạn về môi trường công ty như thế nào? (Câu hỏi đánh giá sự quan sát của ứng viên)
  • Theo bản mô tả công việc tại vị trí bạn đang ứng tuyển thì bạn tự đánh giá mình có thể làm tốt bao nhiêu phần trăm công việc? (Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng bao quát và nhìn nhận vấn đề, sự tự tin của ứng viên với công việc)
  • Bạn định hướng sẽ phát triển sự nghiệp theo nghề Sales/HCNS…này chứ? ( 90% ứng viên sẽ trả lời có, nhưng hãy xem cách các bạn ấy trả lời nhé, những người thật sự mong muốn họ sẽ đưa ra được con đường thăng tiến tại vị trí, ngành nghề mà họ theo đuổi)
  • Điều gì ở bản thân khiến bạn tự tin nhất để có thể làm tốt tại vị trí bạn đang ứng tuyển? ( Điểm mạnh của ứng viên, sự tự tin trong câu trả lời)
  • Bạn có sẵn sàng tăng ca nếu công việc trong ngày chưa hoàn thành chứ?
  • Bạn mong muốn gì ở công việc mới?
  • Thời gian nào bạn có thể bắt đầu công việc?

 

Câu hỏi tình huống

 

  • Trường hợp sau 1 thời gian, công ty đánh giá bạn không phù hợp với vị trí hiện tại và điều hướng bạn sang vị trí khác cùng cấp trong công ty phù hợp hơn. Bạn sẽ xử lý như thế nào? (Người chủ động, không ngại thử thách)
  • Đã đến giờ tan làm, bạn cần về nhà để đón con/gặp bạn/có người đợi….nhưng có khách hàng gọi tới và muốn bạn tư vấn ngay về dịch vụ, gửi báo giá…. Việc này có thể mất rất nhiều thời gian, nếu bạn không về kịp con bạn/bạn của bạn/người đang đợi… sẽ phải đợi rất lâu, có thể lỡ việc cá nhân, con bạn chỉ còn 1 mình ở trường….bạn sẽ làm thế nào? ( Đánh giá được khả năng sắp xếp công việc)
  • Kể lại một dự án/chiến dịch marketing…mà bạn không đạt được mục tiêu đề ra. Theo bạn thì điều gì có thể cải thiện ở dự án/chiến dịch?

 

Những câu hỏi phỏng vấn ở trên chỉ mang tính tham khảo, bạn cần lựa chọn và đưa ra câu hỏi tùy vào vị trí đang tuyển dụng và nhà tuyển dụng không bên bỏ qua . Hi vọng bạn có thể áp dụng một số câu hỏi gợi ý từ Golden Careers vào buổi phỏng vấn sắp tới với ứng viên.

Tham khảo tại : https://goldencareers.com.vn/