Logistics manager là gì?Làm sao để trở thành manager giỏi?

Logistics manager là gì?Làm sao để trở thành manager giỏi?

13/09/2021 Lượt xem 147

 

Ngành Logistics đang là ngành có xu hướng HOT được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang tìm hiểu về vị trí Logistics Manager? Hãy cùng Golden Careers khám phá xem công việc này bao gồm những gì nhé.

 

Logistics manager là gì?

 

Logistics manager hay còn gọi là quản lý logistics. Là người chịu trách nhiệm, giám sát tất cả quy trình quản lý hàng hóa, cho đến phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch để vận chuyển hàng hóa.

Tiếp đến xử lý hàng hóa và đưa ra cách thức vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. Và đảm nhiệm quản lý kho bãi và lưu khi hàng hoá, sản phẩm. Trưởng phòng kho vận cũng có thể gọi với cái tên khác nhà quản lý chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, Logistics Manager sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh, trong quá trình vận tải hàng hóa. Các vấn đề này thường xảy ra và không thể tránh khỏi được. Như thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến việc giao hàng, vấn đề chính trị, hay tình trạng trộm cắp.

Có thể thấy rằng, hàng hóa đến tay khách hàng, thì Logistics Manager phải làm rất nhiều các công việc khác nhau. Đây cũng là lý do tại sao thu nhập nghề này khá hấp dẫn.

Theo báo cáo First Alliances về mức thu nhập tại Việt Nam năm 2018. Vị trí Logistics Manager tùy theo năng lực và kinh nghiệm có thể nhận mức lương từ 1000-3000$/tháng.

 

Logistics Manager làm những công việc gì?

 

Đối với nhà quản lý chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ thường ngày là phải giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến nhau. Có thể kể đến như xây dựng chiến lược và lên kế hoạch, đảm bảo an toàn nơi làm việc. Ngoài ra họ đảm nhiệm các công việc chính sau.

 

Quản lý mọi hoạt động logistics

 

Logistics Manager có nhiệm vụ, lên kế hoạch và đưa ra những chiến lược phù hợp để quản lý hiệu quả hoạt động logistics. Như dịch vụ khách hàng , dự báo nhu cầu, kiểm soát lưu kho, luân chuyển hàng hóa, phân loại hàng hóa, thu gom và đóng gói, sắp xếp hàng hóa.

Hơn hết, Logistics Manager cần phải xác định được loại nguyên liệu, sản phẩm chủ chốt của công ty. Tiếp đến trực tiếp điều phối chu trình đặt hàng để tối đa hiệu quả, đáp ứng mục tiêu về chi phí, năng suất, độ chính xác và kịp thời.

 

Quản lý các Kho bãi

 

Họ phải đảm bảo đủ không gian cần thiết để lưu trữ hàng hóa. Hàng hóa lưu trữ trong kho cần được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho việc luân chuyển trong kho. Tất cả hàng hóa ở luôn cập nhật đều đặn để dễ dàng quản lý và truy xuất thông tin tồn kho.

Bên cạnh đó, theo dõi lịch trình vận chuyển hàng đến và đi. Mỗi đơn hàng, cần lên kế hoạch tuyến đường phù hợp, điều phối người giám sát và xử lý đơn hàng. Mọi hàng xuất hay nhập kho phải giám sát cẩn thận tránh tình trạng mất mát, nhầm lẫn. Và có trách nhiệm training và giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên kho.

Cải thiện hiệu quả hoạt động

 

Đối với Logistics Manager phải giám sát thường xuyên hiệu quả làm việc của nhân viên trong bộ logistics. Nhân viên phải chấp hành đúng tiêu chuẩn ISO. Cùng lúc thiết lập các chỉ số này và tiến hành phân tích để đánh giá kết quả công việc.

Ngoài ra, phụ trách các bộ phận khác trong công ty, tìm ra các phương pháp cải thiện hiệu quả hoạt động logistics.

 

Tìm kiếm khách hàng và nhà cung cấp

 

Khi làm việc tại vị trí này, bạn phải chủ động tìm kiếm khách hàng và các nhà cung cấp trong nước và quốc tế. Lên danh sách những khách hàng và nhà cung cấp tiềm năng. Sau đó liên hệ và đàm phán với những đơn vị đấy. Thỏa thuận quyền lợi cả hai bên.

 

Đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh logistics

 

Với nhà quản lý logistics có trách nhiệm và phụ trách mọi hoạt động về kinh doanh logistics. Chẳng hạn như các dịch vụ khai quan, giao nhận vận tải,... Đồng thời có nhiệm vụ phụ trách công việc về marketing và sale phương thức vận chuyển.

 

Giải quyết các vấn đề phát sinh

 

Trong công việc không thể tránh khỏi vấn đề như khiếu nại, tranh chấp. Lúc này người quản lý phải đưa ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không để ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp.

 

Quản lý vận chuyển

 

Trách nhiệm Logistics Manager quản lý hợp đồng thuê thiết bị và các loại phương tiện vận chuyển. Và đàm phán về cước phí vận chuyển với nhà vận chuyển. Để công tác vận chuyển diễn ra thuận lợi, Logistics Manager nên chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và đối tác.

 

Cập nhật thông tin thị trường

 

Để hoạt động kinh doanh logistics phát triển tốt. Thì họ phải theo dõi nắm bắt xu hướng thị trường mới nhất là gì. Từ đó phân tích đưa ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mang về lợi nhuận cho công ty. Như vậy thấy rằng để trở thành Logistics Manager, cần phải có kiến thức sâu và rộng, kỹ năng trong công việc phải thành thạo.

 

Làm thế nào để trở thành một Logistics Manager?

 

Để trở thành chuyên gia hậu cần bạn phải nắm rõ các kỹ năng và đặc điểm chung. Nếu bạn muốn trở thành Logistics Manager, nên phát triển những kỹ năng sau càng sớm càng tốt. Như kỹ năng giao tiếp và phân tích, giải quyết vấn đề.

Bởi để thành công trong vai trò này, bạn phải biết cách phân tích dữ liệu. Vì công việc quản lý hậu cần đều dựa trên dữ liệu. Cuối cùng là cẩn thận, tỉ mỉ bởi hoạt động chuỗi cung ứng rất phức tạp. Ngoài ra cần trau dồi các kiến thức chuyên ngành logistics.

 

Cải thiện kỹ năng logic khi còn đi học

 

Khi còn là sinh viên tại trường đại học, các bạn chỉ được đào tạo bài bản về ngành logistics. Chứ không ai dạy bạn cách để trở thành nhà quản lý. Vì vậy, nên tham gia những khóa học đào tạo nâng cao tư duy hậu cần và phân tích.

Tham gia thực tập sớm khi kết thúc kì thi cuối kỳ. Việc này có ích cho các bạn, để tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học.

 

Làm việc ở nhiều vị trí khác nhau

 

Trước khi trở thành Logistics Manager, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Có thể từ các công việc phổ biến như điều phối viên, kỹ sư hay điều hành sản xuất, điều hành bảo trì. Sau khi có kinh nghiệm, có thể đảm nhiệm các vai trò như người lên kế hoạch sản xuất hoặc kế hoạch quản lý chuỗi cung ứng.

 

Có bằng cử nhân

Để trở thành nhà quản lý logistics, nên chọn những chuyên ngành kinh tế. Chẳng hạn như quản trị kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản trị công nghệ hay kĩ thuật. Rất ít trường có chương trình quản lý logistics.

Đa số, là chương trình quản lý kinh doanh có xu hướng tập trung vào hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về quản lý hàng tồn kho, tiếp thị và quản lý hoạt động.

 

Có giấy phép hoặc chứng nhận

 

Một số giấy chứng nhận chuyên môn tự nguyện như chứng chỉ cơ bản từ Hiệp hội Logistics Quốc tế (SOLE). Hoặc giấy chứng chỉ về quản lý chuỗi logistics, chứng nhận CML đạt được giấy chứng chỉ này bạn đã trở thành Chuyên gia Logistics Bậc thầy. Tiếp đến là giấy chứng chỉ Chuyên gia Logistics chuyên nghiệp (CPL).

 

Các nhà tuyển dụng Logistics Manager yêu cầu gì?

 

Để tuyển dụng ứng viên vào vị trí này, cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau.

·        Tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế và logistics.

·        Yêu cầu ít nhất 3 năm kinh nghiệm về Logistics

·        Sử dụng thành thạo ngoại ngữ

·        Năng động sáng tạo và khả năng làm việc độc lập, quyết đoán

·        Giải quyết vấn đề và giám sát và đạo tạo nhân viên

·        Chịu được áp lực cao

·        Thành thạo phần mềm quản lý kho

Tìm kiếm việc làm Logistics Manager ở đâu?

 

Hiện nay, rất nhiều trang tuyển dụng mang lại cơ hội làm việc cho các bạn trẻ. Có thể tìm kiếm qua trang web công ty hay mạng xã hội. Nhanh nhất nên truy cập tại Golden Careers. Tại đây các bạn các bạn có thể tìm những vị trí phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Golden Career luôn cập nhật các thông tin mới nhất từ nhà tuyển dụng. Và được đội ngũ tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm phù hợp với CV của ứng viên một cách nhanh chóng hiệu quả. Nâng cao khả năng trúng tuyển.

Hy vọng bài viết này, Golden Careers đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Logistics Manager. Và những kỹ năng cần có ở vị trí này. Nếu bạn tâm tới việc làm này và những công việc khác của logistics, hãy nhanh tay ứng tuyển tại Golden Careers với mức thu nhập cao. Cám ơn bạn đã ghé trang.

 

 

Từ khóa: