Kinh nghiệm giúp bạn deal được mức lương mong muốn.

Kinh nghiệm giúp bạn deal được mức lương mong muốn.

24/05/2022 Lượt xem 3

Đàm phán mức lương phù hợp với năng lực chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bạn muốn được trả mức lương xứng đáng với năng lực của mình, nhưng đồng thời bạn cũng không muốn nhà tuyển dụng đánh giá bạn là quá đòi hỏi. Trong một thị trường tuyển dụng mà mức lương hấp dẫn thì ít mà ứng viên thì nhiều, bạn sẽ có xu hướng chấp nhận mà không nghĩ đến cả chuyện deal lương. Thế nhưng đôi khi, việc chấp nhận những offer từ nhà tuyển dụng mà không bỏ thời gian để thương lượng chưa chắc đã là điều khôn ngoan. 

Bài viết dưới đây sẽ mách bạn kinh nghiệm deal lương khiến nhà tuyển dụng không thể từ chối.

Đánh giá chính xác năng lực bản thân

Điều quan trọng là bạn phải biết chính xác bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng bao nhiêu giá trị trước khi bắt đầu quá trình thương lượng mức lương. Biết người biết ta, không ai hiểu rõ bạn hơn chính bạn. Hãy trung thực với bản thân rằng trên thang điểm năng lực bạn đạt mức nào. Bạn không thể đưa ra một con số quá cao so với những gì bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp. Đương nhiên, việc đưa ra con số quá đáng sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh loại bạn. 

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn, chẳng hạn như:

- Vị trí: Bạn có thể yêu cầu một mức lương cao hơn ở Sài Gòn so với Hà Nội cho cùng một vị trí làm việc vì chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn cao hơn.

- Số năm kinh nghiệm trong ngành: Nếu mô tả công việc yêu cầu 1 – 2 năm kinh nghiệm và bạn đáp ứng được yêu cầu cao hơn, bạn có thể đề xuất mức lương cao hơn.

- Kinh nghiệm: Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm và bạn đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của họ, đó có thể là lý do để được trả lương cao hơn.

- Trình độ học vấn: Các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các chương trình chuyên ngành có liên quan có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn tùy thuộc vào vai trò hoặc ngành nghề.

- Trình độ ngoại ngữ: Bạn có thể đề xuất một mức lương cao hơn khi bạn có thành thạo ngoại ngữ. Sử dụng các yếu tố trên để giải thích lý do cho mức lương mong muốn của bạn là một kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng quan trọng bạn không nên bỏ qua.

Nghiên cứu mức lương thị trường

Thông tin về mức lương thị trường giúp bạn giải thích lý do tại sao mức lương bạn đề xuất là hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên trả lời những câu hỏi dưới đây khi nghiên cứu mức lương thị trường:

- Mức lương trung bình cho vị trí bạn ứng tuyển tại Việt Nam là bao nhiêu?

- Mức lương trung bình cho vị trí bạn ứng tuyển tại tỉnh/ thành phố bạn muốn làm việc là bao nhiêu?

- Các công ty cùng lĩnh vực trả bao nhiêu cho nhân viên ở vị trí này?

Tự tin

Nói chuyện tự tin là khía cạnh quan trọng của nghệ thuật deal lương. Bạn càng thể hiện sự tự tin, nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng vào năng lực và mong muốn của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhầm lẫn sự tự tin với sự kiêu ngạo và ý thức phóng đại về tầm quan trọng của mình. Hãy nhớ rằng bạn có thể mang đến nhiều giá trị tuyệt vời cho công ty. Mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra phải tương xứng với giá trị mà bạn cung cấp.

Chấp nhận

Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng không thể đáp ứng được yêu cầu về mức lương tối thiểu của bạn hoặc không cung cấp các lợi ích bổ sung xứng đáng. Hoặc nhà tuyển dụng có thể đề nghị mức lương cao hơn đề nghị đầu tiên của họ nhưng không cao như yêu cầu của bạn. 

Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải quyết định xem công việc có xứng đáng với số tiền thấp hơn hay không. Hoặc bạn nên tìm kiếm một cơ hội khác. Chấp nhận một mức lương không xứng đáng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu sau đó. Và kết quả là bạn có thể nghỉ việc chỉ sau 1 – 2 tháng. Điều đó chỉ khiến tốn thời gian của cả 2 bên.

Hầu hết chúng ta đều mắc phải sai lầm khi đàm phán cho mức lương của mình, thay vì cho công việc mình ứng tuyển. Điều khiến một offer hấp dẫn nhiều khi không nằm ở khoản lương đề xuất. Hãy nghĩ về những khía cạnh khác khiến công việc ứng tuyển tuyệt vời hơn: cơ hội thăng tiến nhanh, công việc thú vị, cơ hội tiếp xúc và mở rộng quan hệ… Sau đó, hãy đàm phán với nhà tuyển dụng về những khía cạnh ngoài tiền lương này. Một khi bạn đã nhận việc, sẽ rất khó để thương lượng về những yếu tố cơ bản trên. Do đó, hãy thực hiện ngay từ trước khi ký kết hợp đồng chính thức.