Góc nhà tuyển dụng: Cách đối phó với kịch bản deal lương của ứng viên.

Góc nhà tuyển dụng: Cách đối phó với kịch bản deal lương của ứng viên.

06/06/2022 Lượt xem 7

Đàm phán lương suy cho cùng là để mang lại kết quả cân bằng "win - win" có lợi cho cả 2 bên. Việc đạt được thỏa thuận về lương giúp nhà tuyển dụng và ứng viên đều cảm thấy hài lòng, dễ làm việc lâu dài.
       
Các cuộc thảo luận về lương cần bắt đầu từ góc nhìn tôn trọng. Với tư cách là người tuyển dụng, đàm phán lương với ứng viên một cách chiến lược là điều quan trọng đối trong chiến lược kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp.

Suy cho cùng, điều của nhà tuyển dụng cần là tìm được nhân sự phù hợp. Vì vậy, thương lượng mức lương hợp lý vừa khiến ứng viên tiềm năng hài lòng, vừa đảm bảo tài chính của công ty là điều thiết yếu. Sau đây là 3 kịch bản thường gặp nhất mà nhà tuyển dụng phải đối phó trong các cuộc đàm phán lương.

Ứng viên đòi hỏi mức lương quá cao

Bạn biết mức lương ứng viên đưa ra là quá cao so với thị trường, lúc đó hãy xoay chuyển tình thế bằng những câu hỏi:

“Hãy giúp tôi biết nơi bạn nghĩ sẽ trả mức lương đó?”

“Bạn hãy chứng minh rằng vị trí này xứng đáng với con số đó”

“Tôi nghĩ bạn nên trải qua thời gian thử việc để hiểu rằng vị trí này không đến mức như vậy.”

Và sau đó, bạn chỉ cần im lặng và chờ đợi câu trả lời tự ứng viên. Phần nhiều ứng viên sẽ có một vài câu trả lời tự tin thái quá và yêu sách khi đưa ra những con số lớn. Lúc này bạn có thể đưa họ quay về với mức thực tế bằng thái độ thẳng thắn, quyết đoán. Bạn cũng có thể đe dọa ứng viên bằng cách nói rằng có nhiều ứng viên khác sẵn sàng nhận công việc này mà không đề nghị mức lương cao đến vậy.

Ứng viên không muốn nói đến tiền bạc

Nếu bạn phải đối mặt với ứng viên ngại ngần nói về tiền bạc, bạn hãy gợi ý ứng viên này lý do tại sao bạn nói về vấn đề này

“Mức lương tại công ty cũ của bạn là bao nhiêu?”

“Bạn mong muốn nhận được mức lương là bao nhiêu cho vị trí này?”

Nếu điều này vẫn không khiến ứng viên thay đổi, bạn hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện thay vì thảo luận. Thay vì hỏi về mức lương trước đây của họ hoặc kỳ vọng hiện tại, hãy nói một câu chuyện chung chung về ngành của họ. 

“Tôi đọc bài báo nói về việc tuyển dụng trong ngành này đang rất hot do mức lương hứa hẹn, bạn nghĩ sao về điều đó?”

Một khi cuộc thảo luận không còn nói về tình hình tiền lương của ứng viên, họ sẽ sẵn sàng để nói chuyện hơn. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể từ từ dẫn dắt ứng viên vào câu chuyện deal lương của mình.

Ứng viên nói dối về mức lương cũ

 Nhiều ứng viên thường chọn cách nâng cấp bản thân lên bằng cách nói dối về mức lương cũ. Khi phải tìm cách nói dối để ứng phó với câu hỏi về mức lương trong quá khứ, họ cũng sẽ dễ trở nên lúng túng. Nhiều khả năng những chi tiết đã cung cấp trước đó sẽ không trùng khớp với phần trả lời sau bởi chính họ cũng không nhớ được chính xác mình đã nói dối như thế nào.

Liệu có nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một ứng viên tuy chưa về công ty làm việc đã nói dối quanh co và đòi hỏi quá đáng về mặt tiền bạc? 
Tất cả những gì nhà tuyển dụng cần làm trong tình huống này chỉ là hỏi dồn dập các câu hỏi liên quan móc nối đến tiền lương và chờ khoảnh khắc “hớ” của ứng viên để biết liệu ứng viên có đang thành thật hay không.

Đàm phán lương là bước quan trọng then chốt trong cả quy trình tuyển dụng, hay còn là nội dung mà cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều quan tâm. Việc này đòi hỏi giao tiếp khéo léo, xử lý tinh tế để nắm bắt người tài tiềm năng phù hợp tiêu chí doanh nghiệp. Hy vọng những gợi ý phía trên sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc tuyển dụng của mình.