Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics

Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics

01/07/2021 Lượt xem 2.561

 Logistics có những đặc điểm pháp lý cơ bản, quy trình tương ứng với từng loại mô hình vận chuyển khác nhau tùy theo những yêu cầu của doanh nghiệp.

  1. Dịch vụ logistics là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm dịch vụ logistics. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cơ bản về dịch vụ logistics là gì ? chính là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này bắt đầu đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến phân phối đến tận tay người dùng. Trong đó, nhiệm vụ của dịch vụ logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát đến việc vận chuyển hàng hóa.

Trong Bộ Luật thương mại, điều 233 của LTM 2005 cũng có định nghĩa về dịch vụ logistics cụ thể như sau:

Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện được nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,lưu kho, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,ghi ký mã hiệu, giao hàng, đóng gói bao bì, hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến những hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là chuỗi cung ứng các hoạt động thương mại liên quan đến vận chuyển hàng hóa

Như vậy, Dich vu logistics là một khái niệm tổng hợp. Và nếu doanh nghiệp đã bắt đầu  khai thác bất kỳ một trong các hành vi trên, thì đã là thực hiện dịch vụ logistics.

Vì hoạt động theo quy mô dây chuyền, nên nếu logistics tối ưu được  thì quá trình kinh doanh cũng sẽ được tối ưu. Khi sản phẩm được vận chuyển nhanh nhất đến tay khách hàng thì giá trị và tính cạnh tranh thương hiệu sẽ tăng lên. Hiệu quả của logistics không chỉ áp dụng cho hoạt động thương mại trong nước mà nó còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.Câu trả lời đã giải đáp thắc mắc cho nhiều bạn khi đặt ra câu hỏi : dịch vụ logistics là gì ?

1.1 Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Từ khái niệm về các dịch vụ logistics, chúng ta có thể thấy được một doanh nghiệp logistics hoạt động dựa trên những nền tảng sau:

Logistics sinh tồn

Đây chính là nền tảng cơ bản nhất của các hoạt động dịch vụ logistics nói chung. Nền tảng này sẽ hướng đến việc logistics cung ứng các nhu cầu của cuộc sống. Nó đáp ứng theo các nhu cầu trong cuộc sống của mỗi con người. Hiểu nôm na, thì là  logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dich vu logistics nói chung.

Logistics hoạt động

Hoạt động doanh nghiệp logistics xét theo mọi khía cạnh hoạt động sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của đối tác. Nó chính là các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu kho cho các nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Sau đó, phân phối các sản phẩm đến các kênh phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi bán hàng, nhà phân phối và các cửa hàng nhỏ lẻ…)

Logistics hoạt động là bước phát triển mới của dịch vụ logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của các doanh nghiệp. Logistics hoạt động sẽ liên quan đến các quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào, vào trong, đi qua, đi ra khỏi doanh nghiệp và thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Logistics hệ thống

Đây chính là những yếu tố sẽ giúp cho một công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó bao gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực và máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu các yếu tố này, thì doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được dich vu  logistics.

Logistics hệ thống sẽ giúp ích cho việc duy trì các hệ thống hoạt động. Các yếu tố của dịch vụ logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng nhà xưởng.

  1. Đặc điểm dịch vụ logistics

Như đã nói ở trên, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật. Vì vậy nó đã được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong luật thương mại 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của dịch vụ logistics:

2.1 Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ logistics sẽ do các doanh nghiệp thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn dịch vụ cung ứng, thương nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các quy định theo pháp luật:

  • Đã đăng ký kinh doanh
  • Đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về phương tiện thiết bị
  • Đảm bảo các công cụ cần thiết để phục vụ cho công việc
  • Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu về kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa
  • Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô của dịch vụ.

Hiện nay, có khá nhiều các công ty dich vu logistics. Để dễ hình dung hơn về các dịch vụ logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các dịch vụ logistics của các công ty như: Viettel, Bưu điện,Tân cảng Sài Gòn,Kho vận miền Nam, Giao nhận toàn cầu DHL…

Có một đặc điểm của các dịch vụ logistics mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thể can thiệp được vào chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, các công ty logistics còn có thể liên kết được với 1 bên thứ 3 (ví dụ các công ty chuyên về dịch vụ vận chuyển). Vì vậy, hàng hóa cũng có thể sẽ là tiềm ẩn rủi ro hư hỏng, mất mát. Hoặc tác động từ những yếu tố khách quan cũng làm hư hỏng hàng hóa.

Chính vì vậy, pháp luật cũng sẽ có các quy định cụ thể để đảm bảo và giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân thực hiện dịch vụ.

2.2 Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện một khâu trong toàn bộ các dich vu logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Nhưng trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Nó không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận và lưu kho. Nó còn là bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện các dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng những nhu cầu khách hàng.

2.3 Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong việc bán hàng. Nó còn đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dich vu Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tận tay người dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy được tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.

Ngoài ra, các dịch vụ logistics chuyên về các lưu trữ và kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nhất trong kinh doanh. Từ đó, hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn.

Vì sao logistics luôn nắm giữ một vài trò quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển của nền kinh tế toàn cầu? Đó chính là vì logistics sẽ luôn hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả đến khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán các thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

2.4 Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên. Thương nhân khi thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp còn phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có những điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo được trách nhiệm của đơn vị logistics.

dịch vụ logistics

  1. Phân loại dịch vụ logistics

Hiện nay, các dich vụ logistics được phân thành 3 nhóm chính:

3.1 Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu

  • Bốc xếp hàng hóa: Đóng hàng lên container và dỡ hàng từ container
  • Dịch vụ kho bãi là mục đích lưu giữ hàng hóa (tính cả kinh doanh cho thuê kho bãi)
  • Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện các thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng và đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa…
  • Dịch vụ bổ trợ(hỗ trợ)
    • Bảo quản mọi hàng hóa lưu kho
    • Xử lý những đơn hàng bị khách hoàn trả
    • Kiểm tra các hàng tồn kho
    • Kiểm tra và xử lý những hàng hóa quá hạn, lỗi mốt
    • Tái phân phối mọi hàng hóa
    • Cho thuê và  mua bán container

3.2 Nhóm dịch vụ logistics vận tải

  • Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ (xe tải hoặc container)
  • Vận tải hàng hóa bằng đường sắt (tàu hỏa )
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa (tàu thủy)
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế( tàu thủy )
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (máy bay )
  • Chuyển phát nhanh nội địa và chuyển phát nhanh quốc tế

3.3 Nhóm dịch vụ logistics liên quan

  • Kiểm tra sản phẩm và tư vấn kỹ thuật vận chuyển
  • Phân loại mọi hàng hóa
  • Dịch vụ logistics xuất nhập khẩu ủy thác
  • Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp
  • Dịch vụ về bưu chính
  • Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố về sản phẩm, giấy chứng nhận về kiểm dịch và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
  • Tra cứu mã HS cho mọi hàng hóa (Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này cần phải được tra cứu chính xác làm căn cứ để đóng thuế hải quan)
  • Các dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ khác
  1. Quy trình dịch vụ logistics

Quy trình dịch vụ logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ cơ bản. Nó còn là một chuỗi quy trình mà các doanh nghiệp logistics cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng khâu. Việc sắp xếp hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ giúp các công ty logistics gây được ấn tượng với khách hàng.

4.1 Chi tiết cụ thể của một quy trình dịch vụ  logistics cơ bản

  • Báo giá, ký hợp đồng: Doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được các thông tin cơ bản về số lượng, chủng loại, yêu cầu về vận chuyển hàng hóa. Sau đó có báo giá cơ bản gửi đến tay khách hàng. Hợp đồng sẽ được lập dựa vào báo giá và thỏa thuận các điều kiện của hai bên.
  • Nhận hàng: Thực hiện nhận hàng đúng như thỏa thuận tại địa điểm được  yêu cầu
  • Đóng gói bao bì (theo yêu cầu, hoặc cần thiết với sản phẩm để được đảm bảo an toàn vận chuyển)
  • Ghi ký mã hiệu về hàng hóa, sản phẩm
  • Vận chuyển: thực hiện đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến các nơi kho phân phối.
  • Lưu kho, lưu bãi: Lưu trữ hàng hóa trước khi đến tận tay người tiêu dùng
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho quy trình dịch vụ  logistics
  • Làm các giấy tờ thủ tục hải quan cho hàng hóa
  • Giao hàng đến tận tay người nhận.

4.2 Ví dụ quy trình dịch vụ logistics cụ thể

Trên đây là một quy trình logistics sẽ mang tính tổng quát cho toàn bộ dịch vụ. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng mà các công ty dich vu logistics sẽ triển khai dịch vụ khác nhau. Ví dụ về các dịch vụ logistics xuất khẩu dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra được  chi tiết hơn.

4.3 Quy trình dịch vụ logistics cho xuất khẩu biển quốc tế:

  • Báo giá và ký hợp đồng với khách hàng
  • Nhận hàng và lưu kho (Hoặc có thể là để hàng hóa tại kho của khách)
  • Xin giá cước phí biển
  • Lấy booking xuất khẩu: Báo tên hàng hóa, ngày đi, cảng đi, cảng đến và số lượng cont, trọng lượng chính xác của hàng hóa…
  • Chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho xuất khẩu
  • Mở cửa hải quan xuất khẩu
  • Phun xịt khử trùng các loại hàng hóa (tùy theo yêu cầu nước nhập khẩu)
  • Vận chuyển hàng hóa xuống dưới cảng
  • Gửi hướng dẫn lập bill và  gửi hải quan
  • Nhận bill gốc bởi đơn vị xuất khẩu và hải quan
  • Vận chuyển hàng hóa đến nơi nhập khẩu
  • Gửi bill cho nước nhập khẩu
  • Lưu Giữ  hồ sơ xuất khẩu

Lưu ý, đối với hàng nguyên cont hay hàng lẻ, thì quy trình này  cũng sẽ có một vài thay đổi nhỏ.

Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu được dịch vụ logistics là gì?. Những đặc điểm và quy trình của các dịch vụ  logistics cũng đã được chúng tôi thông tin chi tiết. Qua đó có thể thấy được vai trò của quy trình dịch vụ logistics với nền kinh tế. Vấn đề của bạn là lựa chọn một đơn vị dịch vụ logistics có chất lượng, uy tín, giàu kinh nghiệm. Đây chính là sự đảm bảo tốt nhất cho việc an toàn của hàng hóa, giúp hoạt động doanh nghiệp đạt ổn định nhất.

  1. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISITICS

Phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hàng sang các nước áp dụng theo điều kiện FOB, FCA trong Incoterms, do đó khi  quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và tất nhiên, người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện dịch vụ này . 

Thế nên, các Công ty dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ là không có nhiều cơ hội để cung ứng Dịch vụ Logisitcs. Cần hiểu rằng, điều này không phải làdễ dàng giải quyết do phần lớn các nhà xuất khẩu Việt Nam đều thực hiện gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn đã có những hợp đồng dài hạn với những Công ty Logistics toàn cầu.

Thị trường Việt Nam hầu như là nhập siêu nên đây cũng được xem là thị trường hấp dẫn cho các Công ty Dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Nếu như trước đây, các nhà nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF thì hiện nay, những Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng đang có những kế hoạch chuyển dần sang hình thức mua FOB nhằm mở ra cơ hội cho các Doanh nghiệp có dịch vụ Logisitics ở Việt Nam khai thác. Thế nhưng, một phần khá lớn là  trong thị trường này vẫn nằm trong tay các hãng dich vu Logisitics nước ngoài vì đã có nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà họ cũng chính là người đã  nhập khẩu hàng nhiều nhất.

dịch vụ logistics

  1. Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở việt nam hiện nay

Hiện nay, do nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu hàng hóa ngày càng phát triển  tăng cao nên các dịch vụ Logistics ở Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ. Một số quốc gia đã nhập hàng về Việt Nam đa số như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đức, Pháp, Malaysia,…hoặc bạn có thể gửi ngược hàng hóa từ Việt Nam đến các quốc gia đó.

Mặc dù dịch vụ Logistics ở Việt Nam ra đời chậm hơn so với những quốc gia ở nước ngoài nhưng cũng đảm bảo về chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển. Có nhiều người kinh doanh các dịch vụ Logistics theo dạng Công ty hoặc theo hình thức cá nhân nhưng nếu bạn là khách hàng thì việc cần ưu tiên sử dụng Dịch vụ của các Công ty để nhận được đảm bảo về sự uy tín và mọi quyền lợi chính đáng khi sử dụng dịch vụ.

Thủ tướng CP. Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP (vào ngày 30/12/2017), trong đó quy định 17 loại kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Các loại Dịch vụ Logistics được cung cấp cụ thể bao gồm:

  1. Dịch vụ bốc xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
  2. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải
  3. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển
  4. Dịch vụ chuyển phát nhanh
  5. Dịch vụ đại lý  khai báo thủ tục hải quan (bao gồm các dịch vụ thông quan)
  6. Dịch vụ đại lý vận tải và  hàng hóa
  7. Các dịch vụ khác, bao gồm như  các loại hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng;dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, dịch vụ nhận và chấp nhận hàng và dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
  8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn và bán lẻ bao gồm cả các hoạt động quản lý hàng lưu kho, tập hợp,thu gom, phân loại hàng hóa và giao hàng
  9. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
  10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ của vận tải đường biển
  11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ của vận tải đường thủy nội địa
  12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ của vận tải đường sắt
  13. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ của vận tải đường bộ
  14. Dịch vụ vận tải đường hàng không
  15. Dịch vụ phân tích và kiểm định về kỹ thuật
  16. Các dịch vụ khác do thương nhân dịch vụ logistics ở việt nam và khách hàng thỏa thuận phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại
  17. Các dịch vụ hỗ trợ đường vận tải khác,…

Đối với các thương nhân kinh doanh các dich vụ logistics cụ thể thuộc 17 loại Dịch vu Logistics trên phải đáp ứng được các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối đối với dịch vụ đó. Còn đối với thương nhân kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh trong Logistics bằng các phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc những mạng mở khác thì ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với ngành dịch vụ cụ thể trên còn phải tuân thủ các quy định về Thương mại điện tử (TMĐT). Nghị định cũng như quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các Dịch vụ Logistics.

 

Bên cạnh đó, chi phí Logistics của Việt Nam dự trù khoảng 24% GDP của cả Việt Nam (tức cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển như Mỹ và các nước đang phát triển như Trung Quốc hoặc Thái Lan). Chính chi phí logistics cao đã làm giảm hiệu quả của những cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chính là do các cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam đã quá cũ kỹ và quá tải, khiến hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các nhà sản xuất Việt Nam không còn tích cực sử dụng những dịch vụ thuê ngoài 3PL (Third party Logistics) của nước ngoài.

Khi hàng về Việt Nam, khách hàng sẽ nhận được thông báo là đơn hàng đã về kho, khách ra kho nhận hàng, hoặc là Dịch vụ Logistics ở Việt Nam sẽ tìm đến đơn vị ship hàng nội địa để giao hàng về tận tay cho quý khách.

Những thông tin mà bạn quan tâm về các dịch vụ Logistics ở Việt Nam phổ biến hiện nay đã được chuyên gia RatracoSolutions Logistics kịp thời chỉ ra, quý khách hàng là Doanh nghiệp, hoặc các cơ sở hay đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước bất kỳ đang có nhu cầu muốn tìm hiểu có thể nghiên cứu tìm đọc để sớm tìm ra được hướng đi, giải pháp Logistic hiệu quả cho chính mình. Tuy Dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện tại chưa phát triển vượt bậc bằng các quốc gia khác nhưng những năm gần đây, dựa vào thực trạng và tình hình, số liệu thống kê tổng quan về các  ngành nghề, Dịch vụ Logistics nói chung đã có những dấu hiệu khả quan hơn, đây cũng là tín hiệu mừng cho các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Dịch vụ về Logistics, xuất nhập khẩu tiếp tục được  đẩy mạnh, súc tiến mọi hoạt động giao thương trong thời gian tới.

 7.Cách làm hồ sơ xin việc ngành dich vu Logistics

Trong bộ hồ sơ h mà xin việc ngành dich vu Logistics thì có một bản hồ sơ chất lượng chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Nhà tuyển dụng có thể sẽ loại bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không biết cách trình bày một bản hồ sơ xin việc khoa học và súc tích đầy đủ năng lực. Bạn có thể tham khảo Cách làm hồ sơ xin việc ngành xuất nhập khẩu, Logistics để tự hoàn thiện được  hồ sơ của bản thân. 

Bạn có thể tham khảo các trang có  ngành việc làm xuất nhập khẩu, Logistics 

 

 

 

Từ khóa: