Đàm phán tăng lương sau thử việc như thế nào để tránh mất quyền lợi

Đàm phán tăng lương sau thử việc như thế nào để tránh mất quyền lợi

10/05/2022 Lượt xem 3.167

Thông thường, bạn sẽ nhận mức lương chính thức sau một vài tháng thử việc, thường là 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, sau thời gian này, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều có khả năng sẽ muốn thay đổi mức lương như đã thỏa thuận trước đó. Là một ứng viên, để tránh bị mất quyền lợi, bạn cần biết cách deal lại lương sao cho hiệu quả ở giai đoạn chuyển giao thành nhân viên chính thức và ký kết hợp đồng lao động lâu dài.

1. Cần tìm hiểu mặt bằng chung trước khi deal lại lương

Trong thời gian thử việc, bạn đã có cơ hội được tham khảo và so sánh các mức lương trong công ty. Bên cạnh đó, trải qua làm việc thực tế, bạn đã nắm được khối lượng công việc bạn cần đảm nhận khi làm vị trí này. Việc tìm hiểu mặt bằng chung mức lương của ngành và vị trí làm việc của bạn là rất quan trọng. Giúp cho bạn có thể biết được ở vị trí của bạn thì mặt bằng chung của xã hội chi trả mức lương bao nhiêu. 

Từ đó bạn có thể đưa ra một mức lương hợp lý, không quá thấp để bản thân bị mất quyền lợi, và không quá cao để cho doanh nghiệp khó có thể chấp nhận.

Cách để tìm mặt bằng chung mức lương của công việc hiệu quả:

- Tìm tất cả những tin tuyển dụng về công việc của bạn, rồi vào xem từng mức lương mà họ chi trả cho công việc là bao nhiêu

- Xin review của nhân viên cũ hoặc nhân viên hiện tại của công ty.

- Tham gia các group trên Fcaebook  trong lĩnh vực để hỏi về mặt bằng chung.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều tạo nên sự chênh lệch lương dù cùng một vị trí: lương công ty nước ngoài có thể cao hơn rất nhiều so với công ty trong nước, lương tại Hồ Chí Minh luôn cao hơn các tỉnh miền Bắc...

2. Phúc lợi, phụ cấp sau thử việc

Ngoài lương cơ bản, bạn cần quan tâm đến phúc lợi mà bạn nhận được như thế nào sau thời gian thử việc.

Những quyền lợi bạn cần quan tâm sau thử việc:

- Lương bạn nhận được là trước hay sau thuế TNCN.

- Mức lương công ty đóng bảo hiểm xã hội là mức lương nào. Dựa trên mức lương thực tế bạn nhân được hay trên mức lương cơ bản.

- Chế độ nghỉ thai sản như thế nào (nếu bạn là nữ và có gia đình)

- Tiền thưởng/ngày nghỉ của bạn nhận được vào các dịp lễ như Quốc Khánh, 10/3, Tết… là bao nhiêu.

- Lương làm ngoài giờ hành chính: 200%, 300%...

- Trợ cấp: phí gửi xe, phép tháng, ăn trưa…

Để đàm phán tăng lương hiệu quả thì tất cả những vấn đề trên bạn đều phải làm rõ để có thể thoải mái và tập trung hết mình vì công việc. Đừng quên trong hợp đồng lao động chính thức cần được đề cập đầy đủ những điều khoản trên.

3. Nắm bắt thời điểm hợp lý để tiến hành đàm phán

Việc lựa chọn thời điểm hợp lý không chỉ tạo ra buổi trao đổi đàm phán trở nên thuận lợi, mà còn giúp tăng cơ hội đàm phán thành công của bạn lên rất nhiều lần.

4. Tự tin và chủ động trong cuộc đàm phán tăng lương

Việc bạn thiếu chuẩn bị, không nắm bắt được những quyền lợi gì mình nên đưa ra để đàm phán việc này khiến cho công ty sẽ đánh giá thấp bạn hoặc cũng có thể đưa ra mức lương bất lợi cho bạn. Vì thế bạn hãy luôn là người chủ động nắm bắt được các thông tin và có sự hiểu biết sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm rất lớn với cấp trên từ đó việc đàm phán thương lượng của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này cũng ngầm chứng minh cho lãnh đạo thấy bạn là người có hiểu biết và không dễ để bị mất quyền lợi.

Trên đây là 4 bước dành cho những bạn vừa trải qua giai đoạn thử việc tiến đến đàm phán lương trước khi gắn bó lâu dài với một doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công.