Các lưu ý liên quan đến hóa đơn chứng từ thương mại - Commercial Invoice.

Các lưu ý liên quan đến hóa đơn chứng từ thương mại - Commercial Invoice.

22/05/2022 Lượt xem 17

Công việc liên quan đến chứng từ xuất khẩu luôn đòi hỏi sự cẩn thận, chỉn chu từng chi tiết, số liệu. Tương tự, khi sử dụng hóa đơn thương mại sẽ không tránh khỏi sai sót do bạn phải làm việc cùng lúc với rất nhiều thông tin. Vì thế mà bạn cần lưu ý các trường hợp hóa đơn thương mại khai báo không đúng hoặc sai thông tin sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc thông quan hàng hóa xuất khẩu đi. 

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng hóa đơn thương mại để khai báo hải quan. 

Các lưu ý trong sử dụng hóa đơn thương mại

- Hóa đơn phải được lập cho người mua, tức là người mở LC và đúng với tên ghi trong hợp đồng. Tránh trường hợp tên người mua và người bán trong LC không khớp với tên ghi trong hợp đồng.

- Thời gian phát hành: Commercial Invoice sẽ được lập khi đã có đầy đủ nhất các thông tin về số lượng hàng hóa, nguồn gốc, chủng loại... để làm căn cứ tính tổng giá trị hóa đơn và từ đó để xác định đúng thuế giá trị xuất khẩu

- Sự nhầm lẫn giữa các giấy tờ có nội dung tương tự: Báo cáo thông tin hàng hóa đóng gói Packing List và hóa đơn xuất nhập khẩu dễ bị nhầm lẫn nhau vì nội dung của cả 2 khá giống nhau.

Người lập hóa đơn, tức người ký tên trong hóa đơn là người hưởng lợi đã được ghi rõ trong hợp đồng thương mại và LC.

Nếu trong LC đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và những ghi chú khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.

Đồng tiền thể hiện trên hóa đơn phải là đồng tiền thể hiện trong LC.

Số bản hóa đơn phải được lập theo yêu cầu của LC.

Một số lỗi thường gặp của nhân viên chứng từ

- Thiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràng: Nếu nhân viên chứng từ cung cấp thiếu thông tin dễ dẫn đến tính trạng hàng hóa bị trả lại, giao sai địa chỉ hoặc bị giữ tại cơ quan hải quan.

- Hóa đơn thương mại không thể hiện rõ điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất) hay CIF (kèm tên cảng nhập).

- Bên xuất khẩu hàng hóa bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và cũng không ghi những chi phí phát sinh tiếp theo.
- Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn thương mại chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền được chiết khấu.

- Gộp nhiều hàng vào cùng một loại: Hàng bị phân loại sai dẫn đến trì trệ, rắc rối trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý hóa đơn thương mại là chứng từ xuất nhập khẩu quan trọng kết hợp với các chứng từ khác như hợp đồng, vận đơn trong việc khai báo thuế, làm thủ tục hải quan, tính phí bảo hiểm nên các thông tin được khai báo trên hóa đơn thương mại phải trùng khớp tuyệt đối với các loại giấy tờ khác.

Hy vọng bài viết này đã đem đến những kiến thức bổ ích cho công việc nhân viên chứng từ của bạn. Hãy là người cẩn thận và luôn kiểm tra kỹ chứng từ trước khai khai báo hải quan để tránh những thiệt hại không đáng có. Chúc bạn luôn thành công.