Blind Hiring là gì? Cách xây dựng quy trình “tuyển dụng mù” hoàn hảo!

Blind Hiring là gì? Cách xây dựng quy trình “tuyển dụng mù” hoàn hảo!

02/12/2021 Lượt xem 109

Thiên vị trong tuyển dụng sẽ để lại hậu họa khôn lường, ảnh hưởng đến việc vận hành của doanh nghiệp về lâu về dài. Để hạn chế tình trạng này, giải pháp Blind Hiring ra đời. Cụ thể, Blind Hiring là gì? Bạn đọc hãy cùng Golden Careers tìm hiểu trong bài viết này!

1. Blind Hiring là gì?

Blind Hiring là gì

Khái niệm Blind Hiring

Blind Hiring hay còn gọi là "tuyển dụng mù", là một hoạt động thu hút nhân tài với mục tiêu giảm bớt sự thiên vị. Phương pháp này vận hành dựa trên sự minh bạch, thuê tất cả các ứng viên có đủ điều kiện, bất kể giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo và nền tảng kinh tế.

Blind Hiring cũng không cho phép đề cập đến trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên. Nói tóm lại, với tuyển dụng mù, ứng viên không được đánh giá bởi phả hệ mà chính bởi những kỹ năng, tài năng họ có thể cống hiến cho doanh nghiệp.

2. Tại sao Blind Hiring đang trở thành xu thế?

Với phương pháp tuyển dụng này, doanh nghiệp có thể tạo ra sự đa dạng nhân sự trong doanh nghiệp mình. Và doanh nghiệp có thể khai thác những khía cạnh đầy sáng tạo và hữu ích từ phía nhân viên.

Có rất nhiều doanh nghiệp đủ mọi lĩnh vực đã áp dụng Blind Hiring để loại bỏ sự thiên vị ra khỏi quy trình tuyển dụng của mình. Đó đều là những cái tên lớn như Google, Deloitte, BBC hay HSBC. Đây cũng là cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ứng cử viên tài năng nhất.

3. Một quy trình “tuyển dụng mù” hoàn hảo yêu cầu những gì?

Blind Hiring là gì

Yêu cầu của phương pháp Blind Hiring

Blind Hiring vốn là một quy trình tuyển dụng hơi tốn thời gian hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại thì đã được công nhận. Một quy trình tuyển dụng Blind Hiring hoàn hảo là phải đối xử công bằng với tất cả mọi ứng viên.

Họ phải nhận được công việc mơ ước, cảm thấy được trân trọng và đánh giá đúng tài năng. Đổi lại, doanh nghiệp phải thuê được đúng người phù hợp và đem lại được giá trị cho công ty mình.

Để làm được điều đó, tuyển dụng mù bắt buộc phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Đảm bảo sự đa dạng nơi làm việc: Doanh nghiệp cần đảm bảo mọi người trong công ty thuộc nhiều nền tảng khác nhau có thể làm việc chung với nhau. Để tất cả mọi người cùng đóng góp được ý tưởng cho sự phát triển chung của tổ chức.
  • Chắc chắn phải là nhân tài: Thông qua các phương pháp đánh giá độc đáo, doanh nghiệp có thể tiếp cận được những tài năng thực thụ mà không có giới hạn nào. Thay vì kiểm chứng bằng cấp, kinh nghiệm, cần có những bài test đánh giá.
  • Đảm bảo không thiên vị: Với phương pháp tuyển dụng truyền thống, nếu chọn người mà hội đồng phỏng vấn thấy “thích” hơn so với người khác thì có thể thuê sai người, ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Với Blind Hiring thì chỉ tuyển người giỏi nhất dựa trên kỹ năng mà thôi.
  • Loại bỏ những định kiến: Nhiều khi nhà tuyển dụng sẽ có những thành kiến vô thức đối với các ứng viên của mình mà không nhận ra. Nhưng nếu áp dụng hình thức tuyển dụng mù thì nhất định phải tránh những định kiến đó mới công bằng.

Như vậy, Blind Hiring là một giải pháp tuyển dụng minh bạch, công bằng và rất văn minh. Nó nhìn thẳng vào bản chất của tuyển dụng, đó là tìm được đúng người, làm được đúng việc. Vậy, làm sao để xây dựng một kế hoạch tuyển dụng mù hiệu quả?

4. Cách xây dựng quy trình Blind Hiring hiệu quả

Blind Hiring là gì

Cách xây dựng quy trình tuyển dụng mù hiệu quả

Chuyển đổi từ tuyển dụng truyền thống sang Blind Hiring mang lại nhiều ích lợi cho cả doanh nghiệp và nhân sự. Tuy nhiên, triển khai hình thức này ra sao thì lại là vấn đề khá phức tạp. Nhà tuyển dụng có thể xây dựng phương pháp này dựa trên các lối tiếp cận như:

  • Bỏ qua thông tin về nhân khẩu học: Để tuyển dụng theo kiểu Blind Hiring, nhà tuyển dụng cần xóa tên, tuổi, giới tính, quê quán, dân tộc,... của ứng viên khỏi hồ sơ trước khi gửi cho trưởng bộ phận hoặc quản lý.
  • Xóa bỏ thông tin bằng cấp: Không phải ai đến từ trường đại học danh giá cũng là người phù hợp nhất với doanh nghiệp. Bỏ qua trường đại học, bằng cấp, thành tích trong học tập và công việc trước đó để có sự đánh giá khách quan hơn.
  • Không tìm hiểu sở thích: Nếu vô định tuyển người có sở thích tương tự với mình thì sẽ chẳng giúp tăng hiệu suất công việc được. Vì thế, nhà tuyển dụng cần bỏ qua phần sở thích của ứng viên.
  • Không kiểm tra mạng xã hội của ứng viên: Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng kiểm tra mạng xã hội của ứng viên giúp họ hiểu rõ hơn về ứng viên. Tuy nhiên, đó đều là những thông tin không cần thiết và có thể khiến bạn đánh giá sai lệch về ứng viên.
  • Áp dụng phỏng vấn có cấu trúc: Xây dựng cấu trúc phỏng vấn để đánh giá ứng viên theo cách khách quan nhất. Cần có bài test dạng câu hỏi hoặc dạng phỏng vấn nhóm, có thể chấm điểm và đánh giá được theo cách ít thiên vị nhất.

Với những giải đáp trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Blind Hiring là gì và cách xây dựng kế hoạch tuyển dụng mù. Hy vọng rằng doanh nghiệp bạn sẽ sớm tìm được nhân sự sáng giá, phù hợp nhất với công ty của mình!

Từ khóa: