Cách trả lời bài phỏng vấn xin việc hay với nhà tuyển dụng

Cách trả lời bài phỏng vấn xin việc hay với nhà tuyển dụng

23/07/2021 Lượt xem 101

Bài phỏng vấn như thế nào cho phù hợp? Khi đi phỏng vấn, mọi người không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi ra sao và cách trả lời như thế nào cho phù hợp. Để giúp bạn đọc không còn băn khoăn, goldencarre đã tổng hợp một số câu hỏi và cách trả lời phù hợp cho các ứng viên.

 

Các câu hỏi về bản thân

 

Giới thiệu về bản thân trong bài phỏng vấn xin việc

Đây là dạng câu hỏi bạn sẽ nhận được đầu tiên khi nhà tuyển dụng hỏi. Về phần giới thiệu bản thân nên trả lời ngắn gọn, đầy đủ cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản bản thân. Chẳng hạn như họ và tên, tuổi tác, trường học, mục tiêu bản thân,... Tất cả nên ngắn gọn không quá 1 phút.

Để bài phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, các bạn nên chuẩn bị luyện tập trước ở nhà và có thể nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc người thân. Dân gian thường có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, vậy nên để có ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bài phỏng vấn hay nên làm nổi bật về bản thân. Ở đây goldencareers đã đưa ra một số điều bạn cần trình bày theo các trình tự sau:

  • Họ và tên
  • Tóm gọn về quá trình học tập
  • Chuyên môn, nghiệp vụ
  • Thành tích đạt được khi đi học hoặc làm việc
  • Sở trường và sở thích (có thể thêm hoặc không)

 

Bài phỏng vấn mẫu giới thiệu thành tích đã được trong công việc?

 

Với câu hỏi này trong bài phỏng vấn xin việc. Bạn nên liệt kê các thành tựu khi đi học nếu bạn là sinh viên mới ra trường. Còn khi đi làm nên kể ra các đóng góp, dự án từng tham gia và các kỹ năng xử lý công việc. Chẳng hạn như kỹ năng tin học văn phòng, các chứng chỉ bạn có,...

Đây là cách chứng minh bản thân là người có năng lực và phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Khi nêu về các thành tích đó nó có đem lại lợi ích gì về công ty, giúp cho công ty như thế nào.

Ví dụ: Nếu bạn đang ứng tuyển về vị trí nhân viên marketing. Có thể nêu ra các dự án mà mình lên chiến lược càng cụ thể càng tốt. Hoặc có thể kể một số các khóa học marketing đang tham gia đầu tư cho tương lai. Và cách sử dụng phần mềm hỗ trợ marketing như thế nào đem lại hiệu quả tốt, tiết kiệm thời gian.

Trong bài phỏng vấn xin việc, hãy thể hiện tâm huyết với công việc, kể cả với công ty cũ. Bạn nên nêu cảm xúc khi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm bài học rút ra được từ những lần đó.

 

Bài phỏng vấn xin việc

 

Bài phỏng vấn mẫu hướng dẫn cách trả lời nhược điểm của anh/chị là gì?

 

 Một câu hỏi thường gặp khi nhà tuyển dụng hỏi bạn để đánh giá ứng viên là người như thế nào trong công việc. Với dạng câu hỏi này khi gặp trong bài phỏng vấn nên tối thiểu hóa nhược điểm và nhấn mạnh vào ưu điểm.

Tránh tập trung vào các nhược điểm cá nhân nên tập trung vào các khía cạnh chuyên nghiệp. Chẳng hạn như bạn đang ứng tuyển vào vị trí kế toán. Một công việc đòi sự cẩn thận và chỉn chu. Vậy nên không thể trả lời nhược điểm là có tính hay quên hoặc không cẩn thận.

 Cách trả lời như vậy trong bài phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng chắc chắn bạn sẽ bị loại ngay đầu tiên. Ví dụ có thể trả lời là “ Đôi khi nhiều việc quá tôi chưa sắp xếp được thời gian hợp lý”. Nhược điểm chính là cái mà ta có thể khắc phục thay đổi được theo thời gian.

 

Bài phỏng vấn xin việc hướng dẫn ba từ để nói về bản thân trong bài phỏng vấn xin việc

 

Một trong những câu hỏi khá khó khi nhận được. Rất nhiều bạn trẻ tỏ ra bối rối với nhà tuyển dụng. Không biết trả lời như thế nào để khẳng định bản thân trong ba từ ngắn ngủn này? Vậy gợi ý trả lời bài phỏng vấn này như sau.

Trong buổi phỏng vấn tìm việc, bạn gặp ngay câu hỏi như này. Điều đầu tiên là tư duy nhanh về bản thân, yếu tố nào khiến bản minh nổi bật và mọi người khi nghĩ về mình sẽ nhớ đến điều gì tốt đẹp đầu tiên.

Lưu ý bạn nên trả lời một cách trung thực trong bài phỏng vấn. Bởi nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn đang nói dối hay thật về bản thân. Tất cả nên trả lời một cách chừng mực không nên trả lời thái quá.

 

Bài phỏng vấn hay hướng dẫn về cách mô tả về cách làm việc của bạn là gì

 

Đối với câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về cách tổ chức và sắp xếp công việc như thế nào, kỹ năng quản lý công việc ra sao,...Việc nên làm là cho người ra thấy được bản thân mình thuộc tuýp người khoa học, có kỷ luật và trách nhiệm với công việc.

Khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này trong bài phỏng vấn xin việc. Nhằm mục đích đánh giá bạn có phải là người phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty hay không.

Một lời khuyên chân thành chúng tôi dành cho bạn hãy chuẩn bị tổng hợp các câu hỏi bài phỏng vấn xin việc ở nhà trước. Sẽ giúp bạn trả lời lưu loát, thuyết phục hơn.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về công ty mà đang ứng tuyển. Việc này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là con người có trách nhiệm, tôn trọng đối phương. Giúp ghi điểm trong mắt họ, bởi không ai đi tuyển một người không có trách nhiệm, không hiểu biết công ty hoạt động như thế nào.

Ví dụ cho bạn về cách trả lời bài phỏng vấn hay như:

“Tôi luôn làm mọi việc dù lớn hay nhỏ với một tinh thần trách nhiệm cao nhất, luôn tuân theo những qui định. Không bao giờ từ bỏ, bỏ dở công việc mình đang làm, ngay cả khi bế tắc luôn tìm ra hướng giải quyết.”

 

bài phỏng vấn hay

Tổng hợp các câu hỏi tình huống trong bài phỏng vấn

 

Mục đích nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi tình huống để đánh giá phản ứng nhanh nhạy của bạn. Bạn có phải là con người có tư duy tốt, nhạy bén hay không. Cách trả lời thông minh, sắc bén, thực tế sẽ phù hợp với công ty.

 

Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi

 

Các bạn ứng viên khi phỏng vấn tìm việc rất hay bắt gặp những câu hỏi này. Rất nhiều ứng viên trả lời khá là đại khái, không rõ ràng. Chẳng hạn như hiện tại em chưa mong muốn gì hay em chưa nghĩ đến,... Lưu ý nên né tránh xa câu trả lời như vậy.

 

Việc họ đưa ra các câu hỏi tình huống này. Để biết được liệu ứng viên có đáp ứng được mong muốn của bạn hay không. Hay có phù hợp với vị trí công việc của công ty. Khi gặp câu hỏi như này ứng viên có thể trả lời theo gợi ý sau.

 

Gợi ý cách trả lời phỏng vấn: Tôi mong muốn được áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm của mình vào. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Muốn bài phỏng vấn hay diễn ra trơn chu, nên chuẩn bị kịch bản phỏng vấn xin việc trước.

 

Mức lương mong muốn của bạn bao nhiêu?

 

Có thể thấy rằng đây là một trong dạng câu hỏi khá khó. Nếu bạn đưa ra mức lương quá cao, nhà tuyển dụng khó đáp ứng được. Nếu trả lời với mức lương quá thấp thì người bị thiệt là bạn, không tương xứng với năng lực của mình.

Bởi nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người có năng lực, chuyên môn không cao. Và chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn, làm việc. Chưa thể đem lại giá trị về cho công ty, nên mới đưa ra mức lương như vậy

Đầu tiên các bạn có thể lên mạng khảo sát mức giá trung bình hiện nay, ở từng vị trí khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm mà bạn đang có. Hoặc bạn có thể trả mức lương ở tầm giữa là phù hợp để cân bằng hài hòa đôi bên.

Ví dụ khi bạn tham dự phỏng vấn có thể trả lời như sau:

“ Trước khi anh/chị bên phía công ty đưa ra câu hỏi này. Em nhận thấy rằng công ty đã có một mức lương phù hợp cho từng ứng viên theo năng lực và từng vị trí khác nhau”.

Với cách trả lời như vậy cho bài phỏng vấn vừa khéo léo mà không quá phô trương. Và nhà tuyển dụng lại dễ chấp nhận. Không gây mất thiện cảm với họ.

Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần hỏi thêm một số quyền lợi của nhân viên. Ví dụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,... Để nắm bắt rõ hơn những gì mình được hưởng.

Tại sao anh/chị muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Việc hỏi như vậy, người phỏng vấn muốn đang muốn đánh giá bạn có đầu tư suy nghĩ cho bản thân không. Cũng như xem về dự định tương lai và thăng tiến trong công việc. Bởi năng lực không thể đánh giá hết qua CV. Mặt khác cũng kiểm chứng những gì bạn thể hiện trên bản CV có đúng không.

Ví dụ: “ Tôi đã lựa ra một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi. Và công ty mình nằm trong lựa chọn thích hợp với tôi về văn hóa và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.”

 

Bạn thấy sao về việc phải đi công tác?

 

Trong trường hợp bạn gặp phải câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu rằng bạn có gặp phải vấn  đề gì nhiều hay không. Có vướng mắc các vấn đề gì về gia đình khi phải đi công tác,... Lựa chọn đúng đắn nhất đó là trả lời thành thật.

Nhưng cũng nên không nên trả lời một cách quá thô thiển, quá thẳng thắn. Bởi rất dễ gây hiểu lầm, họ hiểu sai về bạn là con người không có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Bạn có thể hỏi người phỏng vấn về thời gian công tác bao lâu, có được nhận hỗ trợ gì không.

Nhưng bạn, đừng quá lo vì đây là câu hỏi để họ biết thêm thông tin về bạn thôi.

 

Bạn có muốn hỏi thêm hoặc câu hỏi nào cho chúng tôi không?

 

Đối với những người lần đầu đi phỏng vấn xin việc. Thì đa số trả lời là không có câu hỏi gì, nhưng theo kinh nghiệm phỏng vấn thì ứng viên nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Ít nhất là một câu, để thể hiện bạn rất nghiêm túc với công việc, công ty.

Ví dụ bạn có thể hỏi về chế độ lương, đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên. Hoặc môi trường văn hóa, định hướng công ty hướng đến. Đừng ngại gì mà không hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng trả lời cho bạn.

 

Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn

 

Để bài phỏng vấn hay diễn ra một cách mượt mà chúng ta cần có kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc. Sau đây là một số điều các bạn có thể áp dụng cho bản thân:

  • Tác phong tự tin, nhìn thẳng vào người đối diện nói chuyện.
  • Bản CV nên ngắn gọn, đầy đủ, không mắc các lỗi chính tả.
  • Có thể sử dụng bài phỏng vấn bằng tiếng anh liên quan tới vị trí ứng tuyển.
  • Có thể tham khảo các bài phỏng vấn mẫu trên mạng.
  • Trước khi đến buổi phỏng vấn nên in sẵn một bản CV.
  • Trang phục đi phỏng vấn nên gọn gàng, lịch sự.

Hy vọng bài viết trên, golden careers giúp bạn trả lời bài phỏng vấn xin việc hay với nhà tuyển dụng. Các bạn có thể tham khảo qua để chuẩn bị tốt bài phỏng vấn của mình. Khi đã tìm được công việc phù hợp. Để tìm việc trở nên dễ dàng và biết thêm thông tin chi tiết về việc làm. Bạn có thể truy cập vào https://goldencareers.com.vn/cam-nang-tuyen-dung-cn25.html.