Đừng cố loại bỏ! Hãy tìm cách “sống chung” với áp lực công việc!

Đừng cố loại bỏ! Hãy tìm cách “sống chung” với áp lực công việc!

25/02/2022 Lượt xem 234

Chẳng có công việc nào là không có áp lực. Chỉ khác ở chỗ, cách nhìn nhận và xử lý của bạn với chúng như thế nào mà thôi. Thay vì “chạy trốn” hay tìm cách loại bỏ, hãy tìm cách chung sống hòa bình với áp lực công việc.

1. Tránh né áp lực công việc chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn

áp lực công việc

Không có công việc nào là không có áp lực

Liên tục chịu áp lực trong công việc, hiệu suất làm việc thì sụt giảm, sức khỏe tinh thần và thể chất giảm sút, chất lượng cuộc sống ngày càng tồi tệ. Nếu muốn thoát khỏi áp lực trong công việc mãi mãi, bạn chỉ có thể nghỉ việc mà thôi! Tuy nhiên, cái viễn cảnh “về quê trồng rau nuôi cá” đúng là chỉ xuất hiện được trong bài hát của Đen Vâu. Chứ một khi còn vướng bận “cơm áo gạo tiền”, làm việc với áp lực là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, cách nhìn nhận của bạn về áp lực công việc sẽ quyết định cách mà bạn giải quyết chúng, là tiêu cực hay tích cực. Nếu bạn nhìn thấy những lợi ích của áp lực công việc, bạn sẽ biết cách chuyển đổi chúng thành cơ hội. Còn nếu bạn chỉ thấy mệt mỏi, chán nản, thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể từ bỏ hết. Tuy nhiên, dù nhảy việc nhiều thế nào, thậm chí là bỏ hẳn việc để nghỉ ngơi cho đã thì sớm muộn gì bạn cũng gặp lại chúng thôi!

>>> Xem thêm Top 10 website tuyển dụng uy tín

2. Làm thế nào để “sống chung” với áp lực công việc?

Vậy, làm sao để giải quyết mọi áp lực trong công việc theo chiều hướng tích cực hơn đây? Sau đây là tuyệt chiêu giúp bạn có thể chung sống hòa bình với mọi áp lực diễn ra trong công việc thường ngày.

2.1. Thiết lập kế hoạch làm việc khoa học

Phần lớn áp lực tạo ra trong công việc là do bạn không thể hoàn thành các deadline một cách trọn vẹn và thảnh thơi. Nguyên nhân cốt lõi có thể là do công việc đó quá sức với bạn, hoặc khối lượng công việc quá lớn, hoặc do bạn chưa biết cách sắp xếp công việc để giải quyết cho ổn thỏa. Nếu là do hai nguyên nhân đầu thì bạn đọc tiếp phần dưới của bài viết để thấy giải pháp nhé! Còn nếu nguyên nhân là do bạn thì rõ ràng bản phải thay đổi bản thân để xử lý công việc tốt hơn rồi.

áp lực công việc

Kế hoạch khoa học là điều kiện để giải quyết mọi công việc một cách ổn thỏa

  • Thiết lập một kế hoạch làm việc khoa học.
  • Tự tạo cho bản thân những deadline, phân nhỏ ra từng mục tiêu.
  • Tự viết ra những yêu cầu công việc chi tiết nhất.
  • Phân bổ từng đầu việc theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng làm trước, ít quan trọng hơn làm sau.

Bước đầu, bạn hãy thử tự lên kế hoạch làm việc khoa học để xem hiệu suất công việc có tăng không nhé!

>>> Tổng hợp các Website tuyển dụng miễn phí hiệu quả nhất

2.2. Cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân

Việc hôm nay không hoàn thành, lại đẩy sang hôm sau. Như vậy, kể cả khi bạn đã về nhà rồi thì đầu óc cũng không được thả lỏng, bạn vẫn sẽ thấy căng thẳng và lo lắng cho công việc của ngày hôm sau. Điều này làm suy giảm chất lượng đời sống cá nhân và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bởi vậy, làm việc khoa học cần phải kết hợp với work-life balance.

Hãy cố gắng hoàn thành mọi công việc theo đúng deadline để hạn chế hết mức việc mang theo căng thẳng về nhà. Thực tế là khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ, cả cơ thể và tâm trí được thoải mái, thư giãn thì ngày hôm sau bạn sẽ có nhiều năng lượng và sự tập trung hơn để làm việc. Bạn có thể tham khảo các cách xả stress công việc được Golden Careers bật mí trong bài viết dưới đây!

>> Xem thêm: “Tất tần tật” cách xả stress công việc đập tan căng thẳng, cân bằng cuộc sống

2.3. Học cách từ chối

Đôi khi, bạn phải chịu áp lực công việc là vì có quá nhiều người dồn việc cho bạn. Có những công việc không mang tính chất ưu tiên và cũng không phải việc thuộc chuyên môn của bạn. Nếu như công việc của chính bạn còn đang ngồn ngộn lên, đừng dại gì mà nhận thêm việc người khác nhờ. Kể cả khi đó là sếp chỉ định, thì bạn cũng nên từ chối một cách khéo léo. Hoặc có thể xin ra hạn dài hơn một chút để không làm ảnh hưởng đến các công việc bạn đang làm.

2.4. Cho bản thân một “quãng nghỉ”

áp lực công việc

Nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần chiến đấu với những khó khăn phía trước

Nếu thời gian này bạn thực sự quá mệt mỏi, căng thẳng, công việc bị dồn không phải vì bản thân không có khả năng giải quyết mà do khối lượng công việc tăng đột biến, vậy thì đừng ngần ngại cho bản thân một quãng nghỉ ngắn để nạp lại năng lượng. Vì nếu bạn cứ gắng sức làm thì sau cùng sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Mà không có sức khỏe thì không thể làm được việc gì cả.

Hãy xin nghỉ phép và đi du lịch, hoặc chỉ đơn giản là nằm nhà ngủ để bù đắp năng lượng đã bị hao hụt. Làm tất cả những gì bạn thích để thư giãn và lấy lại phong độ quay lại công việc sau.

2.5. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Tuy nhiên, nếu chỉ nghỉ ngơi cho đã rồi lại xông vào công việc chất đống như một con thiêu thân như trước đây, sớm muộn gì bạn cũng lại cảm thấy áp lực dồn nén mà thôi. Và về cơ bản thì, việc xin nghỉ phép, nghỉ ngơi, quên hết việc làm cũng chỉ là một cách né tránh áp lực tạm thời. Muốn sống chung yên ổn với nó, bạn cần rèn luyện những kỹ năng của bản thân.

Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng không kém kỹ năng lập kế hoạch làm việc khoa học và kỹ năng từ chối. Biết cách xử lý vấn đề và các sự cố phát sinh sẽ giúp bạn luôn bình tĩnh trước mọi sự việc, có giải pháp hoàn hảo và tăng được hiệu suất công việc.

>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề - Áp dụng công thức 40 - 20 - 10 - 5 và 6 chiếc mũ tư duy

2.6. Chọn lựa một vị trí “vừa sức” hơn

Cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể tìm đến một vị trí vừa sức để cống hiến với ít áp lực hơn. Rõ ràng, làm những công việc quá sức sẽ tiêu tốn của bạn nhiều năng lượng và bạn có thể phải hy sinh rất nhiều thứ để đánh đổi được thành công. Bạn cũng sẽ gặp phải vô số sai lầm khiến cho chất lượng công việc bị ảnh hưởng.

Nếu bạn cảm thấy bản thân mình không đủ sức, hãy khiêm nhường hơn và chọn lựa một công việc mới nhẹ nhàng hơn. Có thể, khi bạn có một tâm lý thoải mái thì sức bươn và tốc độ phát triển kỹ năng cá nhân sẽ tăng lên. Hãy trau dồi thêm cho mình kiến thức, rèn luyện nhiều kỹ năng hữu ích cho công việc. Khi tự tin hơn, hãy quay trở lại công việc khó nhằn ban đầu để xem bản thân đã tiến bộ đến đâu nhé!

Thực tế, một công việc không chứa đựng áp lực sẽ chẳng bao giờ đi kèm với những cơ hội. Muốn phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp, đối diện và thỏa hiệp với áp lực là điều không thể tránh khỏi. Nếu muốn tạm thời né tránh những áp lực công việc, bạn cứ bỏ việc, hoặc nghỉ vài ngày, vài tháng để lấy lại tinh thần. Còn muốn sống chung với nó lâu dài, hãy tìm cách tăng cường kỹ năng của mình!

>>> Xem thêm Tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu lương cao