10 bí quyết để giúp bạn phỏng vấn thành công

10 bí quyết để giúp bạn phỏng vấn thành công

18/03/2020 Lượt xem 62

1. Thừa nhận điểm yếu của bản thân

Các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên: “Đâu là điểm yếu của anh/chị?” Tuy nhiên, chỉ có rất ít người trả lời trung thực câu hỏi này. Họ thường cố gắng né tránh hoặc tranh thủ cơ hội để đưa ra một điểm tích cực nào đó về bản thân nhưng “đóng mác” nhược điểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cách không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Có một cách hiệu quả hơn để giải quyết câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là bạn hãy thừa nhận những điểm yếu của bản thân, nhưng đó phải là những yếu điểm không liên quan gì tới công việc mà bạn đang phỏng vấn. Nhưng bạn cũng đừng quá thật thà nhé, bên cạnh những điểm yếu hãy kèm theo những điểm manh của mình nhé. Bạn có thể tham khảo sau đây 

2. Tìm hiểu về công ty mà bạn tham gia phỏng vấn

Phỏng vấn xin việc là một bước vô cùng quan trọng để có được công việc mà mình mong muốn. Nếu bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết sâu sắc về công ty của họ, bạn đã để lại một ấn tốt rất tốt đối với họ. Muốn vậy trước khi bước vào cuộc (phỏng vấn) hãy nghiên cứu thật kỹ về công ty này.Sẽ có những câu hỏi VD : Em biết gì về công ty? nếu bạn không chuẩn bị thật tốt thì bạn sẽ fail từ đây, Vì tại sao bạn muốn làm việc tại nơi mà bạn chưa biết gì. Việc nghiên cứu trước về công ty mình sẽ phỏng vấn vừa cho bạn những kiến thức để có thể tự tin trong buổi phỏng vấn, vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn đối với công việc này. Không một nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua những ứng viên như bạn. Vì vậy hãy yên tâm rằng mình đã không bỏ phí thời gian để tìm hiểu nghiên cứu công ty này. 

3. Nhấn mạnh việc bạn phù hợp với văn hóa công ty

Bằng cấp là quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng chỉ cần tới mức vừa đủ. Bằng cấp quá cao siêu không hẳn đã là ưu thế của bạn. Điều quan trọng hơn là, một khi đã đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn cần khẳng định bản thân phù hợp với văn hóa công ty. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi: Tại sao bạn lại lựa chọn công ty chúng tôi để làm việc, thì việc nhấn mạnh sự phù hợp là điều quan trọng. Đó là bạn có những niềm tin và giá trị phù hợp với công ty. Đặc biệt, khả năng làm việc theo nhóm là rất quan trọng hiện nay

4.Trang phục. 

Một bộ trang phục đẹp, phù hợp sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với nhà tuyển dụng. Quần áo cũng thể hiện được tính cách, quan điểm của người mặc. Một bộ trang phục đẹp, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bắt đầu trả lời câu hỏi phỏng vấn.Chú ý: Bạn nên chọn những loại trang phục công sở, tránh mặc những chiếc áo, đầm váy hở hang, màu sắc quá nổi … Những bộ trang phục ấy có thể rất đẹp nhưng chúng hoàn toàn thích hợp cho một cuộc phỏng vấn.

5. Đến đúng giờ. 

Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những thách thức lớn nhất của người sử dụng lao động là phải đối phó với những nhân viên “có tật” đi trễ. Vì vậy, nếu trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều. Bạn nên lập kế hoạch cụ thể: xác định thời gian đi đến công ty, dự trù những sự cố như kẹt xe, lạc đường, … Nên đến công ty trước 15 phút, bạn sẽ có thời gian để “chỉnh đốn” lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết cũng sư tạo cho mình một sự thoải mái cần thiết trước khi bước vào cuộc. 

6.Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn 

Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng. Đừng bỏ qua bất cứ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng gợi ý cho bạn, vì đó là cái mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu bạn

7. Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng. 

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây chính là lúc bạn để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng, cho thấy sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có. Nếu đây là buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn cần tránh những câu hỏi về lương, thưởng, số lượng ngày nghỉ, chế độ bảo hiểm, … Vì những câu hỏi sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm về lương, về bổng lộc tại công ty họ hơn là quan tâm đến công việc này, chúng chỉ nên được hỏi sau khi mọi chuyện đã kết thúc – tức là lúc bạn đã chắc chắn mình là người được chọn.

8.Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến 

Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này. Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn. 

9. Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình

Bạn nghĩ việc cảm ơn người phỏng  vấn và thể hiện mong muốn được làm việc cho công ty mà bạn vừa phỏng vấn chỉ là một việc bình thường. Nhưng không hẳn thế. Khi nói lời cảm ơn lời phỏng vấn, đừng chỉ nói “Cảm ơn ông/bà”. Thay vào đó, hãy nói “Cảm ơn ông/bà vì đã dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi. Tôi biết là ông bà rất bận” hoặc “Cảm ơn ông/bà vì đã không cười những mục tiêu nghề nghiệp buồn của tôi” hoặc “Cảm ơn ông/bà. Ông/bà đúng là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp”.

10. Thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn

Sau khi rời khỏi cuộc phỏng vấn 1 giờ đồng hồ, đừng quên gửi email cảm ơn người đã phỏng vấn bạn. Tiếp tục gửi email cảm ơn trong 3 ngày, tiếp đó là 1 tuần… cho tới khi nào bạn được nhận được câu trả lời chắc chắn là bạn có được nhận hay không.Nguyên tắc ở đây là bạn không được từ bỏ. Có nhiều lý do để người phỏng vấn chưa gọi lại ngay cho bạn chứ không phải vì bạn đã thất bại trong cuộc phỏng vấn. Rất có thể đó là một bài kiểm tra độ kiên nhẫn của bạn, hoặc đơn giản là do người phỏng vấn quá bận, hoặc họ đang chần chừ cân nhắc giữa bạn một ứng viên khác. Nếu bạn từ bỏ, họ sẽ chọn ứng viên kia.